Đa dạng thành phần loài lan rừng ở đảo Lại Sơn và đảo Nam Du thuộc tỉnh Kiên Giang

Trần Tú Trinh1, Hồ Thị Phi Yến1, Đặng Minh Quân2,
1 Học viên cao học, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam
2 Bộ môn Sinh học, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đa dạng về thành phần loài lan rừng ở đảo Lại Sơn và đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang, làm cơ sở khoa học cho việc khai thác, sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên lan rừng ở hai đảo này có hiệu quả hơn. Các phương pháp được sử dụng bao gồm PRA; điều tra thực địa; so sánh hình thái để phân loại, kết hợp với tra cứu các tài liệu chuyên ngành về họ Lan (Orchidaceae). Kết quả nghiên cứu đã xác định được 31 loài thuộc 18 chi của họ Lan, trong đó, đảo Lại Sơn có 22 loài thuộc 15 chi và đảo Nam Du có 18 loài thuộc 12 chi. Dạng sống của các loài lan rừng khá đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là phong lan chiếm 64,52% tổng số loài. Tất cả các loài đều phân bố trong sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá, chỉ có 12 loài được người dân địa phương gây trồng trong sinh cảnh vườn nhà. Có 30 loài đã xác định được yếu tố địa lý, phần lớn chúng có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới châu Á. Giá trị sử dụng của các lan rừng cũng đã được xác định với 22 loài được sử dụng làm cảnh, trong số đó có 4 loài làm thuốc. Tất cả các loài lan rừng thu được đều nằm trong nhóm IIA của Nghị định 84/2021/NĐ-CP, chỉ có một loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) ở mức nguy cấp (EN).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Averyanova, A. L. (2005). New orchids from Vietnam. Rheedea, 15(2): 1-19.
Averyanov, L., & Averyanova, A. L. (2003). Updated Checklist of the Orchids of Vietnam. Hanoi: Vietnam National University Publishing House.
Bộ Khoa học và Công nghệ. (2007). Sách đỏ Việt Nam – Phần II: Thực vật. Hà Nội: NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2021). Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp (Số 84/2021/NĐ-CP). Hà Nội.
Dang, M. Q., Averyanov, L. V., Maisak, T. V., Bui, V. H., Dang, V. S., Truong, Q. T., & Truong, B. V. (2021). New taxa of Bulbophyllum (Orchidaceae) in the flora of Vietnam. Taiwania, 66(2), 258-266. https://doi.org/10.6165/tai.2021.66.258.
Dang, M. Q., Averyanov, L. V., Dang, V. S., Maisak, T. V., Bui, V. H., Tu, B. N., Nguyen, V. C., & Truong, B. V. (2022). A new species, Bulbophyllum phanquyetii and a new national record of B. tianguii (Orchidaceae) from the limestone area of northern Vietnam. Phytotaxa, 566(2), 227-232. https://doi.org/10.11646/phytotaxa.566.2.7.
Dang, M. Q., & Nguyen, T. H. P. (2022). Diversity of medicinal plant resources in Lai Son island, Kien Giang province. Can Tho University Journal of Science, 14(CBA), 51-60. https://doi.org/10.22144/ctu.jen.2022.028.
Dang, M. Q., Averyanov, L. V., Maisak, T. V., Nguyen, Q. B., Bui, V. H., Tu, B. N., Nguyen, V. C., & Truong, B. V. (2023). Bulbophyllum sondangii (Orchidaceae), a new species from Da Lat Plateau, southern Vietnam. Phytotaxa, 589(2), 203–208. https://doi.org/10.11646/phytotaxa.589.2.8.
Dương, Đ. H. (2007). Thực vật chí Việt Nam (Họ Lan – Orchidaceae). Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Đặng, M. Q., & Đặng, V. S. (2016). Sách chuyên khảo – Đa dạng hệ thực vật và hệ sinh thái rừng ở Vườn quốc gia Phú Quốc. Thành phố Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ.
Đặng, M. Q., Trương, M. P., Nguyễn, T. P., & Trần, M. K. (2018). Đa dạng nguồn tài nguyên cây làm thuốc ở đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 34, 105-115.
Đặng, V. S., Trương, B. V., Nguyễn, T. M. H., Hoàng, N. S., Mai, T., Nguyễn, H. Q., & Lê, M. D. (2017). Đa dạng họ Lan (Orchidaceae) ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 12(12): 24–31.
Đỗ, T. L. (2015). Những cây làm thuốc và vị thuốc Việt Nam (Có sửa chữa bổ sung). Hà Nội: Nhà xuất bản Y học và NXB Thời đại.
Nguyễn, T. B. (chủ biên). (2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Tập 3). Hà Nội: NXB Nông nghiệp.
Nguyễn, D. C., & Nico, V. (2009). PRA – Đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp.
Nguyễn, N. T. (2004). Hệ sinh thái rừng nhiệt đới (Tropical Forest Ecosystems). Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn, N. T. (2007). Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phạm, H. H. (2003). Cây cỏ Việt Nam - An Illustrated flora of Vietnam (Quyển III). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Trần, H. (1998). Phong lan Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp.
Ủy ban Nhân dân huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang (2022). Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu (năm 2022) huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Võ, V. C. (2018). Từ điển cây thuốc Việt Nam, tái bản lần thứ 1 (Tập 1, 2). Hà Nội: NXB Y học. https://wcsp.science.kew.org (Accesses: 07/9/2023).