Cảm hứng hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ

Ngô Thị Diệm1,
1 Học viên cao học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Văn chương, đặc biệt là những tác phẩm văn chương giá trị có cách tồn tại riêng bất chấp quy luật của thời gian. Sau hơn 40 năm vắng bóng trên văn đàn do những biến động của lịch sử, năm 2016, 2017 toàn bộ mười tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ đã một lần nữa đến với bạn đọc. Sự đón nhận hân hoan của độc giả cũ và sự ngỡ ngàng, thích thú của lớp độc giả mới đã chứng minh sức hút vượt thời gian của chúng. Được đánh giá là một trong năm nữ nhà văn nổi tiếng của văn chương đô thị miền Nam 1954-1975, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã có những đóng góp tích cực về mặt thể tài cùng phong cách nghệ thuật độc đáo. Khảo cứu tác phẩm của nữ nhà văn cho thấy, hoạt động sáng tác của bà có sự ảnh hưởng của văn học hiện sinh dù không đậm đặc. Cảm hứng hiện sinh mang đến trong tác phẩm hình ảnh con người cô đơn trong một thế giới đầy biến động và nỗi ưu tư, khát vọng vươn lên, tìm kiếm và chứng minh nhân vị độc đáo của mình. Vì chất hiện sinh không đậm nên văn chương Nguyễn Thị Thụy Vũ không mang tính triết lý nhưng là những trải nghiệm, suy tư, trăn trở của con người trước cuộc đời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hà, T. V. (16/11/2019). Văn học hiện sinh tại miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Vanhocsaigon. Truy cập từ https://vanhocsaigon.com/van-hoc-hien-sinh-tai-mien-nam-viet-nam-giai-doan-1954-1975/.
Huỳnh, N. P. (2008). Những nguồn cảm hứng trong văn học. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn nghệ.
Lã, N. (2017). Việt Nam thế kỷ XX và những xu hướng lựa chọn tư tưởng văn nghệ nước ngoài. Khoavanhue. Truy cập từ http://khoavanhue.husc.edu.vn/viet-nam-the-ki-xx-va-nhung-xu-huong-lua-chon-tu-tuong-van-nghe-nuoc-ngoai/.
Nguyễn, Đ. T. (1996). Những nhà văn hôm nay. Nhatbook. Truy cập từ http://nhatbook.com/2018/08/11/nhung-nha-van-hom-nay-nguye-dinh-tuyen-1969/.
Nguyễn, T. T. X. (2017). Nguyễn Thị Thụy Vũ đã trở lại. Khoavanhoc. Truy cập từ http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc-vi%E1%BB%87t-nam/6348-nguy%E1%BB%85n-th%E1%BB%8B-th%E1%BB%A5y-v%C5%A9-%C4%91%C3%A3-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i.html
Phan, Q. Đ. (2008). Toàn cảnh triết học Âu Mỹ. Hà Nội: NXB Văn học.
Sartre, J. P. (Đinh Hồng Phúc dịch). (2015). Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản. Hà Nội: NXB Trí Thức.
Trần, T. Đ. (2005). Triết học hiện sinh. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn học.
Võ, V. N. (2016). Bối cảnh xã hội - văn hóa và hoạt động nghiên cứu phê bình, sáng tác văn học ở miền nam việt nam giai đoạn 1954-1975. Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến, số 11, 23-29.
Võ, P. (30/10/2015). Văn học miền Nam – Tổng quan. isach.info. Truy cập từ https://isach.info/story.php?story=van_hoc_mien_nam_tong_quan__vo_phien.