Các mô hình canh tác tiềm năng thích ứng với biến đổi khí hậu: Trường hợp đất gò vùng núi, huyện Tri Tôn, An Giang

Đường Huyền Trang1,
1 Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu “Các mô hình canh tác tiềm năng thích ứng với biến đổi khí hậu: Trường hợp đất gò vùng núi, huyện Tri Tôn, An Giang” được thực hiện tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nghiên cứu đã sử dụng hai nguồn số liệu cơ bản là (1) số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo tổng kết của tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh và huyện; (2) số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn lãnh đạo cấp huyện, phỏng vấn sâu và phỏng vấn 30 hộ nông dân đang canh tác nông nghiệp tại vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp, cụ thể Tri Tôn là vùng núi cao sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu như thiếu nước tưới vào mùa khô, mưa trái vụ không theo qui luật trước đây, điều này dẫn đến nhiều bất lợi trong việc bố trí lịch thời vụ, cũng như ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình canh tác hiệu quả và tiềm năng phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra được các mô hình luân canh lúa và màu đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện vùng nghiên cứu. Cuối cùng các đề xuất vùng canh tác phù hợp cho từng mô hình tiềm năng và theo điều kiện nguồn lực thực tế của nông hộ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Chau, L., & Chau, M. (2020). Khảo sát hiện trạng các mô hình canh tác nông nghiệp trên đất gò tại xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Chau, S. H., & Chau, H. V. N. (2020). Khảo sát hiện trạng các mô hình canh tác nông nghiệp trên đất ruộng trên tại xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Chi cục thống kê tỉnh An Giang. (2019). Niên Giám thống kê Tỉnh An Giang.
Lê, H. V. (Ngày 16 tháng 4 năm 2020). An Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng mùa hạn. Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập từ https://nongnghiep.vn/an-giang-day-manh-chuyen-doi-cay-trong-mua-han-d262526.html.
Lê, H. V. (Ngày 12 tháng 3 năm 2020). An Giang: phát triển thuỷ lợi vùng cao thích ứng BĐKH. Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập từ https://nongnghiep.vn/an-giang-phat-trien-thuy-loi-vung-cao-thich-ung-bien-doi-khi-hau-d259621.html.
Lê, V. K., & Nguyễn, T. T. D. (2012). Hiện trạng canh tác và tiềm năng sản xuất vùng đất phong hoá tại chỗ huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 21b, 78-86.
Rice Knowledge Bank. Saving Water with Alternate Wetting Drying (AWD). Truy cập từ http://www.knowledgebank.irri.org/training/fact-sheets/water-management/saving-water-alternate-wetting-drying-awd).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang. (2014). Quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau công nghệ cao Tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Thanh, S. (Ngày 03 tháng 8 năm 2020). An Giang nâng cao hiệu quả việc dạy tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục. Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang. Truy cập từ http://angiang.gov.vn/wps/portal/Home/home/xem-chi-tiet/an-giang-nang-cao-hieu-qua-viec-day-tieng-dan-toc-thieu-so-trong-cac-co-so-giao-duc.
Thông tin BĐS Thủ Dầu Một.(2020). Bản đồ hành chính tỉnh An Giang năm 2020. Truy cập từ http://galaxylands.com.vn/ban-do-an-giang/
Tổng Cục thống kê. (2019). Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2019. Truy cập từ https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2020/11/Ky-yeu-2019.pdf.
UBND Tỉnh An Giang. (26-27,9,2017). Phát biểu tham luận - Quan điểm về định hướng phát triển của các tỉnh vùng trên của ĐBSCL trong điều kiện BĐKH. Chuyển đổi mô hình phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH, Cần Thơ.
Yamaguchi, T., Luu, M. T., Minamikawa, K., & Yokoyama, S. (2017). Khả năng tương thích của tưới ướt và tưới khô xen kẽ với nông nghiệp địa phương ở tỉnh An Giang, ĐBSCL, Việt Nam. Tropical Agriculture and Development, 61(3), 117-127.