Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Thị Hồng Yến1
1 Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Krishnamurti là một nhà triết học nhân sinh lớn của thế kỷ XX. Triết học của ông đặt ra những vấn đề không chỉ là sự quan tâm của đương đại mà của mọi thời đại vì đó là những vấn đề muôn thuở của con người như số phận, sự hiện hữu, sự siêu việt và sự tha hóa… Theo ông, nguyên nhân gây ra sự tha hóa của con người trong xã hội phương Tây hiện đại là do cái tôi có nhiều ham muốn ích kỷ cá nhân. Ông đưa ra những giải pháp khuyên nhủ con người nên sống để thanh tẩy tâm hồn cá nhân và xã hội như là “đời không tâm điểm“, “Sống là hiện tượng  không thời  gian, tri là không suy niệm và hành động không chủ đích”. Thực chất đây là các giải pháp tâm linh, thiên về lay động, đánh thức thế giới nội tâm, đánh thức sự tự ý thức của cá nhân trong cuộc nhân sinh. Tuy không phải là cách làm mới trong lịch sử triết học và có phần duy tâm nhưng đóng góp quan trọng nhất của Krishnamurti là ở chỗ chỉ ra được vấn đề đang nổi cộm trong đời sống của mỗi cá nhân cũng như của xã hội hiện đại ngày nay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Tiến Dũng (1999), Lịch sử triết học phương Tây, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. R. Fouère (2007), Krishnamurti - Cuộc đời và tư tưởng, (Võ Văn Quế biên dịch), NXB Văn hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. P. Jayakar (1997), Tiểu sử Krishnamurti, (Mỹ Liên dịch), California.
[4]. J. Krishnamurti (1969), Đường vào hiện sinh, (Trúc Thiên biên dịch), NXB An Tiêm, Sài Gòn.
[5]. J. Krishnamurti (2002), Krishnamurti, Cuộc đời và tư tưởng - Tập III: Dòng sông thanh tẩy, (Nguyễn Ước biên dịch), NXB Văn học Hà Nội.
[6]. J. Krishnamurti (2007), Cuộc đời phía trước, (Lê Tuyên biên dịch), NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
[7]. J. Krishnamurti (2007), Tham thiền, vẻ đẹp và tình yêu, (Thanh Lương- Thiện Sáng dịch), NXB Lao động, Nhà phát hành Văn Lang.
[8]. Hồ Bá Thâm (2009), “Vấn đề con người, nhân văn trong triết học phương Tây hiện đại và chủ nghĩa duy vật nhân văn hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX, tháng 11/2006.