Tìm hiểu nhân vật Đức sư Cố Hà Minh Nhựt

Lê Thu Vân1
1 Trường ĐH An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cù lao Ông Chưởng thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang là nơi có lịch sử hình thành và phát triển gần 320 năm (1700- 2019) với nhiều biểu hiện văn hóa đặc sắc. Một trong số đó là giai thoại về các nhân vật lịch sử. Nếu vào buổi đầu khai hoang lập nghiệp, danh nhân Nguyễn Hữu Cảnh đã để lại dấu ấn vô cùng sâu đậm trên khắp cù lao thì vào nửa đầu thế kỷ XIX, trong một khu vực nhỏ tại xã Kiến An cũng xuất hiện một nhân vật được cư dân quanh vùng hết lòng tôn kính gọi là Đức sư Cố Hà Minh Nhựt. Cuộc đời, công trạng và mối liên hệ của ngài với giáo chủ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương hàm ẩn nhiều điều ly kỳ, thú vị phản ánh tương đối rõ nét nếp sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo… của địa phương nhưng đáng tiếc không được sử sách ghi chép lại để lưu truyền hậu thế. Do vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày đôi nét về tiểu sử và làm rõ những điều bí ẩn trong cuộc đời của Đức sư Cố Hà Minh Nhựt, đồng thời luận giải vai trò của ngài trong mối quan hệ với Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên với mục đích góp phần cung cấp thông tin xác đáng về một nhân vật văn hóa - lịch sử cho nguồn tư liệu địa phương tỉnh An Giang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Văn Hầu (Biên khảo, phiên âm, chú thích) (1973), Sấm truyền Đức Phật thầy Tây An (Bản điện tử), Ban Quản tự Tòng Sơn cổ tự và Ban Chẩn tế Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo xuất bản.
[2]. Nguyễn Văn Hầu (phiên âm, viết tựa), Nguyễn Hữu Hiệp (sưu tầm, chú thích) (1974), Bửu Sơn Kỳ Hương - Tiền giảng Đức Phật thầy Tây An (Bản điện tử), Diễm Chi xuất bản, Châu Đốc.
[3]. Nguyễn Văn Hầu, (2000), Nửa tháng trong miền Thất Sơn, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. [4]. Nguyễn Hữu Hiệp (2007), An Giang, đặc trưng vùng đất bán sơn địa, NXB Phương Đông, An Giang. [5]. Phạm Bích Hợp (2007), Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa, NXB Tôn giáo, Hà Nội.
[6]. Sơn Nam (2009), Tìm hiểu đất Hậu Giang và lịch sử đất An Giang, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. [7]. Nhiều tác giả, Tiểu sử Đức sư Cố An Long cổ tự (bản in), lưu hành nội bộ.
[8]. Tạ Chí Đại Trường (2006), Thần Người và Đất Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[9]. Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang (2013), Địa chí An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang xuất bản, An Giang.
[10]. Lê Thu Vân (2015), “Nhật ký điền dã của tác giả, phỏng vấn năm 2015”.