Ảnh hưởng của một số công thức dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của rau xà lách thủy canh nổi
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định công thức dinh dưỡng phù hợp cho sự sinh trưởng của rau xà lách trồng trong điều kiện thủy canh nổi. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố, bốn lần lặp lại. Các nghiệm thức bao gồm phân cá (6% N + 2% P2O5 + 2% K2O), phân sinh học kết hợp phân bón lá NPK (16 - 6 - 20 - 2,5 MgO - 11 S - 0,5 B2O3) và 2 công thức dinh dưỡng C và D (được pha tại Phòng thí nghiệm Sinh lý, Trường Đại học Tiền Giang). Kết quả thí nghiệm cho thấy: dinh dưỡng D thích hợp cho sự sinh trưởng của xà lách, cây có các chỉ tiêu sinh trưởng, khối lượng cây (7,29 g/cây), năng suất tổng (0,51 kg/khay) và năng suất thương phẩm (0,43 kg/khay) và các chỉ tiêu phẩm chất tốt hơn các nghiệm thức còn lại. Dinh dưỡng B không phù hợp cho cây xà lách trong điều kiện thủy canh nổi, cây sinh trưởng kém nhất trong các nghiệm thức, khối lượng cây nhỏ (2,64g/cây), năng suất tổng (0,26kg/khay) và năng suất thương phẩm (0,25g/cây) thấp nhất.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
dinh dưỡng thủy canh, năng suất, thủy canh nổi, xà lách
Tài liệu tham khảo
[2]. Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), Giáo trình Sinh lý thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, 318 trang.
[3]. Trần Ngọc Liên (2008), Hiệu quả của các loại giá thể, giống và dinh dưỡng trên sự sinh trưởng và năng suất của xà lách trồng thủy canh gia đình tại trại thực nghiệm nông nghiệp Đại học Cần Thơ 2007 - 2008, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
[4]. Trần Văn Sơn (2007), Hiệu quả sáu loại dinh dưỡng thủy canh trên sự sinh trưởng và năng suất của cà chua tại HTX rau an toàn quận Bình Thủy TP, Cần Thơ, Đông Xuân 2005-2006, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng Trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
[5]. Valenzuela, H, B. Kratky and J. Cho (2008), Lettuce production guideline for Hawaii, Associate Extension Vetetable Specialist, Horticulturalist, and Plant Pathologist, CTAHR, University of Hawaii, Internet. http://www.extento.hawaii.edu/kbase/reports/lettuce_prod.html.