Nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn, kỹ thuật cơ bản của đội tuyển bóng chuyền nam sinh viên Trường Đại học An Giang sau một năm tập luyện

Phạm Văn Hận1
1 Trường Đại học An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sự phát triển thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản là hai yếu tố rất quan trọng trong công tác huấn luyện môn bóng chuyền. Thông qua các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, bài viết đã lựa chọn 34 test đánh giá thể lực chuyên môn và 24 test đánh giá kỹ thuật cơ bản để đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản của đội tuyển bóng chuyền nam sinh viên Trường Đại học An Giang sau một năm luyện tập. Kết quả nghiên cứu qua một năm tập luyện cho thấy, thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản của sinh viên có sự tăng trưởng rõ rệt. Trong đó, các test thể lực chuyên môn tăng từ 1,24% - 5,83% (trung bình 3,24%), các test kỹ thuật cơ bản tăng từ 6,80% - 19,28% (trung bình 15,03%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Bùi Huy Châm (1995), Kỹ thuật bóng chuyền và các bài tập huấn luyện, Trường Đại học Thể dục thể thao.
[2]. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sĩ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, NXB Thể dục thể thao.
[3]. Nguyễn Hữu Hùng (2001), Huấn luyện thể lực cho VĐV bóng chuyền, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội.
[4]. Huỳnh Trọng Khải, Đỗ Vĩnh (2010), Giáo trình thống kê, NXB Thể dục thể thao.
[5]. Nguyễn Thành Lâm (1998), Nghiên cứu các tố chất thể lực đặc trưng của VĐV bóng chuyền nữ
15 - 18 tuổi, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội.
[6]. Đặng Hùng Mạnh (2004), Giáo trình bóng chuyền, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Tây, NXB Thể dục thể thao.
[7]. Cao Thái, Văn Hoạt, Đức Châu (2005), Huấn luyện VĐV bóng chuyền trẻ, NXB Thể dục thể thao.
[8]. Đỗ Vĩnh, Trịnh Hữu Lộc (2010), Giáo trình đo lường thể thao, NXB Thể dục thể thao.