Thực trạng giảng dạy thực hành trong môn Sinh học tại các trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh

Trần Thanh Thảo1, , Nguyễn Trọng Hồng Phúc1
1 Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài báo tóm tắt thực trạng giảng dạy thực hành môn Sinh học tại các trường trung học phổ thông ở Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được tiến hành trên 108 giáo viên Sinh học (76,19% nữ, 23,81% nam) thuộc ba khối 10, 11, 12 từ 86 trường và sử dụng bảng câu hỏi. Kết quả cho thấy 98,15% giáo viên khảo sát có dạy thực hành và trên 90% các giáo viên cho biết giảng dạy thực hành được quy định bắt buộc tại trường mình. Trong số các giáo viên khảo sát, có trên 2/3 giáo viên đã từng được tham gia các khóa tập huấn về thực hành. Về các chủ đề Sinh học được đưa vào giảng dạy thực hành, 100% các chủ đề thực hành của lớp 10, 11 và 12 đều được các giáo viên lựa chọn, trong đó các chủ đề lớp 10 và 11 được dạy với tỉ lệ cao hơn của lớp 12. Hầu hết các giáo viên đều cho rằng giảng dạy thực hành môn Sinh học có vai trò quan trọng đối với học sinh. Về các khó khăn, các giáo viên cho rằng việc thiếu cơ sở vật chất, thiếu tài liệu tham khảo, thiếu kinh phí và áp lực công việc cao là các khó khăn hàng đầu. Song song đó, các giáo viên cũng mong muốn được hỗ trợ về cơ sở vật chất và nguồn tài liệu tham khảo trực quan để nâng cao năng lực giảng dạy. Nghiên cứu này cung cấp nguồn thông tin có giá trị tham khảo cao nhằm phát triển các chính sách đổi mới giáo dục theo hướng chú trọng hoạt động thực hành trong giảng dạy môn Sinh học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Akuma, F. V., & Callaghan, R. (2019). Characterising extrinsic challenges linked to the design and implementation of inquiry-based practical work. Research in Science Education, 49(6), p1677-1706.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Tài liệu thí nghiệm thực hành trường trung học phổ thông môn Sinh học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học.
Daba, T. M., Anbassa, B., Oda, B. K., & Degefa, I. (2016). Status of biology laboratory and practical activities in some selected secondary and preparatory schools of Borena zone, South Ethiopia. Educational Research and Reviews, 11(17): 1709-1718.
Danmole, B. T. (2012). Biology teachers views on practical work in senior secondary schools of Southwestern Nigeria. Pakistan Journal of Social Sciences, 9(2), 69-75.
Fraser, B. J., Okebukola, P., & Jegede, O. J. (1992). Assessment of the learning environment of Nigerian science laboratory classes. Journal of the Science Teachers Association of Nigeria, 27(2), 1-17.
Hofstein, A., & Lunetta, V. N. (1982). The role of the laboratory in science teaching: Neglected aspects of research. Review of educational research, 52(2), 201-217.
Lê, M. Đ., & Phan, Đ. D. (2018). Xử lý tình huống khi thực hiện tiêu bản hiển vi tạm thời quan sát đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở thực vật. Tạp chí Giáo dục, (424), 51-54.
Mwangu, E. C., & Sibanda, L. (2017). Teaching Biology Practical Lessons in Secondary Schools: A Case Study of Five Mzilikazi District Secondary Schools in Bulawayo Metropolitan Province, Zimbabwe. Academic Journal of Interdisciplinary Studies, 6(3), 47-55.
Ndihokubwayo, K. (2017). Investigating the status and barriers of science laboratory activities in Rwandan teacher training colleges towards improvisation practice. Rwandan Journal of Education, 4(1), 47-54.
Phạm, T. H., Lê, Đ. G., & Nguyễn, H. D. (2020). Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học thí nghiệm các môn khoa học tự nhiên cho GV trung học cơ sở. Tạp chí Giáo dục, (471), 52-56.
Phan, Đ. D. (2012). Rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh thông qua bài tập thực hành thí nghiệm Sinh học. Tạp chí Giáo dục, (294), 47-49.