Biến đổi nghi lễ tôn giáo tại các cơ sở thờ tự của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Nguyễn Phong Vũ1,
1 Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là một tôn giáo bản địa đã “bén duyên” với vùng đất Tri Tôn (An Giang) phát triển và tồn tại hơn trăm năm nay. Nơi đây được xem là thánh địa của Đạo với một lượng tín đồ lớn , có nhiều cơ sở thờ tự và là trụ sở chính diễn ra nhiều hoạt động tôn giáo. Hàng tháng đều có tổ chức “lễ cúng”. Có đến 23 lễ lớn (kỷ niệm ngày sinh/ngày mất của Đức Bổn Sư, kỷ niệm ngày khai sáng mối Đạo, vía Phật Trùm, Trai Đàn…) diễn ra tại chùa, lễ Kỳ Yên và Lạp Miếu tại đình, lễ Cầu An tại miếu, lễ Chánh Đán và Đoan Ngũ tại Tam Bửu gia... Việc thực hành nghi thức tôn giáo của Đạo qua các lễ cúng vừa thể hiện được niềm tin tôn giáo, vừa làm nổi bật giá trị tinh thần trong đời sống tôn giáo của tín đồ. Nhưng ngày nay, dưới tác động của yếu tố thời đại, chúng đã và đang có những biến đổi nhất định. Bài viết này, trước tiên, giới thiệu về hoạt động nghi lễ tôn giáo tại các cơ sở thờ tự của đạo; tiếp theo là nêu ra những biến đổi và nguyên nhân của sự biến đổi trong việc thực hành nghi lễ tôn giáo; qua đó góp phần cập nhật thêm thông tin kiến thức về tôn giáo ở An Giang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Ban Chức sắc Gánh Bửu Minh Đường (Biên soạn) 1970, Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hiếu Nghĩa pháp môn (Lưu hành nội bộ), An Giang.
[2]. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc (2005), Tôn giáo tín ngưỡng của các cư dân vùng Đông bằng sông Cửu Long, NXB Phương Đông.
[3]. Hà Tân Dân (1971), Hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa, NXB Tủ sách sưu khảo tư liệu Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương.
[4]. Mai Thanh Hải (2008), “Các “đạo” của nông dân châu thổ sông Cửu Long từ Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa đến đạo Lành và đạo Ông Nhà Lớn”, Nghiên cứu Tôn giáo, Số (1), tr. 65-71.
[5]. Đinh Văn Hạnh (1999), Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa của người Việt ở Nam bộ (1867-1975), NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
[6]. Hội đoàn Tứ Ân Hiếu Nghĩa (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, lần thứ II, nhiệm kỳ 2015 – 2020, An Giang.
[7]. Đặng Văn Tuấn (2012), Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và ảnh hưởng của nó đối với cộng đồng người Việt ở Nam bộ hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[8]. Nguyễn Phong Vũ (2016), Đời sống tôn giáo của tín đồ Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
[9]. Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang (2007), Địa chí An Giang - tập 2, An Giang