Giáo dục giới tính tuổi dậy thì cho học sinh trung học cơ sở Thành phố Hà Nội thông qua các dấu hiệu thay đổi cơ thể

Trần Long Giang1,2,
1 Trung tâm DN và GDTX huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
2 Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu có mục đích là tìm hiểu, đánh giá chính xác các đặc điểm dậy thì hoàn toàn của học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện trên nhóm đối tượng bao gồm 1.926 học sinh (942 nam và 984 nữ) có độ tuổi từ 12 đến 15 đến từ 3 trường trung học cơ sở (Dịch Vọng, Tây Sơn và Vân Hòa) thuộc 3 quận, huyện của thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi dậy thì hoàn toàn trung bình của nữ sớm hơn so với nam là 1 năm 2 tháng. Tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội cũng đến sớm hơn so với một số nghiên cứu khác trong nước. Từ những kết quả nghiên cứu giúp cho giáo viên đưa ra các phương pháp và định hướng giáo dục giới tính phù hợp với học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Y tế (1975), Hằng số sinh học người Việt Nam, NXB Y học.
[2]. Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ 20, NXB Y học.
[3]. Đỗ Hồng Cường (2009), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của HS THCS các dân tộc ở tỉnh Hoà Bình, Luận án Tiến sỹ Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4]. Phạm Thị Minh Đức (2000), Một số chỉ số về kinh nguyệt của nữ sinh và phụ nữ Việt Nam bình thường thập kỷ 90, Dự án điều tra cơ bản 1994 - 1999, Báo cáo nghiệm thu năm 2000, tr. 548 - 563.
[5]. Trần Long Giang, Mai Văn Hưng (2012), “Đặc điểm các dấu hiệu dậy thì của HS theo vùng sinh thái”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 28, Số 1S, 2012.
[6]. Đào Huy Khuê (1991), Đặc điểm về kích thước hình thái, về sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của HS phổ thông 6 -17 tuổi thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình, Luận án PTS Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
[7]. Đinh Kỷ, Cao Quốc Việt (1986), “Bàn về tuổi dậy thì ở trẻ em nước ta 1978 -1980”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em, tr. 47, NXB Y học.
[8]. Hoàng Tích Mịch và Cs (1979), “Thông báo kết quả bước đầu về một số phát triển giới tính phụ của HS Hà Nội”, Nghiên cứu Giáo dục, số 15.
[9]. Cao Quốc Việt và Cs (1997), Tuổi dậy thì của trẻ em ở một số vùng sinh thái và một số yếu tố ảnh hưởng, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Chương trình khoa học cấp nhà nước, Đề tài KX 07-07.
[10]. Tanner, J.M (1978), Foetus into Man, Open books publishing L.t.d. West Compton house - Lon don, pp. 117-153.
[11]. Job, J. C. (1967), “La puberté masculine normale et ses variantes” , La médecine infantile, N09, pp. 679-688.