Cảm thức cô đơn, nổi loạn trong Lạc đạn của Trần Thị NgH

Nguyễn Mạnh Tuyên1, Hà Thị Thu Phương2,
1 Trường Trung học phổ thông Ngô Gia Tự, Tây Ninh, Việt Nam
2 Viện Sau đại học, Trường Đại học Văn Lang, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trần Thị NgH là nhà văn nữ tiêu biểu của văn xuôi đô thị miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Khác với Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng,.. và nhiều nhà văn nữ xuất hiện trước đó, Trần Thị NgH đến với văn đàn muộn hơn nhưng ngay lập tức được người đọc chú ý bởi cách viết và tinh thần hiện sinh đậm nét. “Lạc đạn” là một trong những tác phẩm hay và tiêu biểu của Trần Thị NgH. Bài viết này không phân tích tất cả mọi biểu hiện của tư tưởng hiện sinh thể hiện trong tác phẩm, mà chủ yếu tập trung phân tích cảm thức cô đơn và nổi loạn thể hiện qua nhân vật Nguyệt trong “Lạc đạn”, qua đó đánh giá, khẳng định sự du nhập và ảnh hưởng của tư tưởng hiện sinh vào văn chương miền Nam những năm 1954-1975 đồng thời giúp độc giả có cái nhìn sâu hơn về đặc điểm và phong cách sáng tác của nhà văn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Camus, A. (2005). The Myth of Sisyphus. London: Penguin Group.
Công, H. T. N. N. T. (1987). Các nhà văn nữ miền Nam Việt Nam 1954-1975. http://www.second-sites.com/nhatr. /womenwriters.html.
Duras, M. (1993). Écrire. Viết. Trần Văn Công dịch (2010). Hà Nội: NXB Văn học.
Foulquie, P. (1970). Chủ nghĩa hiện sinh. Sài Gòn: NXB Nhị Tùng.
Heidegger, M. (1972). Hữu thể và thời gian, tập 1 (Trần Công Tiến dịch). Sài Gòn: NXB Quê Hương.
Khuê, T. (2020). Trần Thị NgH. Lạc đạn và mười truyện ngắn. Quán văn, Số 77 tháng 11 năm 2020. Hà Nội: NXB Hội Nhà văn.
Nguyễn, T. D. (1999). Chủ nghĩa hiện sinh: lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
Trần, T. Đ. (2018). Triết học hiện sinh. Thành phố Hồ Chí Minh: Công ty sách Thời Đại và NXB Văn học.
Trần, T. N. (2012). Lạc đạn. Hà Nội: NXB Hội Nhà văn.
Võ, P. (2020). Trần Thị NgH. Quán văn, Số 77 tháng 11 năm 2020. Hà Nội: NXB Hội Nhà văn.