Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ carboxymethyl cellulose đến khả năng sinh trưởng, tồn tại và kháng nấm của vi khuẩn Lactobacillus trên chủng nấm mốc Lasiodiplodia pseudotheobromae

Nguyễn Thị Ngọc Trúc1, Đỗ Thị Hiền2, , Nguyễn Phan Thảo3
1 Viện Cây ăn quả Miền Nam
2 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
3 Sinh viên, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

CMC (Carboxymethyl cellulose) được sử dụng tạo màng bao gói để bảo quản trái cây, nhằm giữ được độ tươi mà không ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm. Các chủng vi khuẩn Lactobacillus spp.đặc biệt là L.plantarum CC6, L.fermentum DC2 và L.fermentum DG2 được chứng minh có hoạt tính kháng nấm cao. Nghiên cứu đã sử dụng kết hợp CMC và ba chủng vi khuẩn Lactobacillus spp. nhằm tăng hoạt tính kháng nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae gây bệnh trên trái cây đặc biệt chôm chôm sau thu hoạch để kéo dài thời gian bảo quản. Kết quả khảo sát cho thấy các chủng vi khuẩn Lactobacillus spp. ở 13oC phát triển tốt hơn nhiệt độ phòng. Kết hợp với 1% CMC ở nhiệt độ phòngvà 1,5% CMC ở 13oC  vi khuẩn L.fermentum DC2 và L.plantarum CC6 có khả năng phát triển và kháng nấm bệnh tốt nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Trần Thụy Ái Tâm (2012), Nghiên cứu bệnh do nấm trên chôm chôm sau thu hoạch từ hình thức canh tác theo mô hình VietGap và mô hình tự do, Luận văn thạc sỹ ngành Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, tr.12, 32-53.
[2]. Trần Đình Mạnh (2013), Phân lập, tuyển chọn các dòng vi khuẩn Lactobacillus spp. có tác dụng ức chế in-vitro một số nấm bệnh sau thu hoạch trên chôm chôm, Luận văn thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1-51.
[3]. Wójcik, W., Złotek, U. (2008), “Use of Chitosan Film Coatings in the Storage of Carrots (Daucus carota)”, Department of Food Biochemistry and Chemistry, University of Life Sciences, p. 141-148.
[4]. Yinzhe, R and Shaoying, Z. (2013), “Effect of Carboxymethyl Cellulose and Alginate Coating Combined with Brewer Yeast on Postharvest Grape Preservation”, ISRN Agronomy, 871396 (2013), p. 7.
[5] Nguyễn Minh Thủy và Nguyễn Thị Mỹ Tuyền (2011). Bảo Quản Cam Mật Bằng Phương Pháp Map (Modified Atmosphere Packaging), Tạp chí Khoa học, 17(a): 229-238.
[6]. Martínez-Castellanos, G., Shirai, K., Pelayo-Zaldívar, C., J. Pérez-Flores, L, D. Sepúlveda-Sánchez, D. (2009), “Effect of Lactobacillus plantarum and chitosan in the reduction of browning of pericarp Rambutan (Nephelium lappaceum)”, Food Microbiology, (June 2009), 4 (26), p. 444-449.
[7]. Kasra – Kermanshahi, R., Fooladi, J., Peymanfar, S. (2010), “Isolation and microencapsulation of Lactobacillus spp. from corn silage for probiotic application”, Iranian Journal of Microbiology, 2 (2), p. 98-102.
[8]. Trần Linh Thước, (2009), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm, Tái bản lần thứ năm, NXB Giáo Dục, Việt Nam, tr. 81-82, 86-89, 92-93.
[9]. Jarvenpaa, S., Tahvonen, R. L., Ouwehand, A. C., Sandell, M., Jarvenpaa, E and Salminen, S. (2007), “A Probiotic, Lactobacillus fermentum ME-3, Has Antioxidative Capacity in Soft Cheese Spreads with Different Fats”, Journal of Dairy Science, 7 (90), p. 3171-3177.
[10]. Alam, K. M., Ahmed, M., Akter, S., Islam, N and Eun, J. (2009), “Effect of Carboxymethylcellulose and Starch as Thickening Agents on the Quality of Tomato Ketchup”, Pakistan Journal of Nutrition, (No. 8), p. 1144-1149.
[11]. Nguyễn Thị Diễm Hương, Đỗ Thị Bích Thủy (2012), “Xác định và khảo sát một số tính chất có lợi của chủng Lactobacillus fermentum DC1 phân lập từ sản phẩm dưa cải Huế”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 71 (2), tr.177-187.