Đa dạng thực vật ở Khu di tích lịch sử - văn hóa Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Phạm Thị Thanh Mai1
1 Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kết quả điều tra đã xác định được 334 loài thực vật, 243 chi, 96 họ và 59 bộ thuộc 4 ngành: Bryophyta, Polypodiophyta, Gymnospermatophyta và Angiospermatophyta ở Khu di tích Xẻo Quít, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Các taxa thuộc ngành Angiospermatophyta là đa dạng nhất và chiếm ưu thế nhất với 321 loài, 232 chi, 85 họ, 51 bộ và 2 lớp. Các họ có số lượng loài nhiều nhất là: Poaceae, Fabaceae, Cyperaceae, Asteraceae, Nymphaeaceae, Rubiaceae, Araceae, Acanthaceae, Euphorbiaceae, Malvaceae. Các chi đa dạng nhất gồm: Cyperus, Nymphaea, Ficus, Rosa, Hibiscus, Bambusa, Bougainvillea, Cassia, Kalanchoe, Mimosa. Hệ thực vật có 5 dạng thân chính: cây gỗ, cây thảo, cây bụi, dây leo và cây kí sinh, trong đó dạng cây thảo chiếm ưu thế với 195 loài. Khu di tích Xẻo Quít có 4 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng theo Sách Đỏ Việt Nam là Drynaria fortunei, Cycas revoluta, Oryza rufipogon và Elaeocarpus hygrophilus.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần II: Thực vật, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
[2]. Brummitt R. K. (1992), Vascular Plant families and genera, Royal Botanic Gardens, Kew.
[3]. Võ Văn Chi, Trần Hợp (2001), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục.
[4]. Võ Văn Chi, Trần Hợp (2002), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục.
[5]. Võ Văn Chi (2007), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, NXB Giáo dục.
[6]. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, quyển 1, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
[7]. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, quyển 2, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
[8]. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, quyển 3, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
[9]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.