Bước đầu thăm dò kích thích sinh sản cá dày (Channa lucicus Cuvier, 1831) tại Đồng Tháp

Trương Nhật Triết1, Hồ Kiều Oanh1, Lê Phan Anh Phụng1
1 Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Cá bố mẹ được mua từ chợ Cao Lãnh với khối lượng từ 0,2 – 0,4 kg/con. Cá cái được tiêm ở các mức liều lượng (2.000 – 4.000 UI HCG + 2 mg não thùy)/kg. Cá đực được tiêm các liều (2.000 – 3.000 UI HCG + 0,5 mg não thùy)/kg. Kết quả liều tiêm cá đực (2.000 UI HCG + 0,5 mg não thùy)/kg và liều tiêm cá cái (2.000 UI HCG + 2 mg não thùy)/kg cho hiệu quả sinh sản cao hơn so với các liều tiêm khác. Sức sinh sản thực tế của cá dao động từ 2.135- 8.333 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh dao động 27- 81% và tỷ lệ nở từ 2- 80,25%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Thông tư quy định về việc sửa đổi, bổ sung danh mục các loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển, Ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17/7/2008 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
[2]. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[3]. Võ Minh Khôi (2013), Thử nghiệm nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản cá dày (Chana lucius Cuvier, 1831), Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[4]. Rainboth, W. J. (1996), Fishes of the Cambodian Mekong, FAO Species Identification Field Guide for Fishery Purposes, FAO, Rome, 265 p.
[5]. Hoàng Văn Tân (2012), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh sản cá dày (Channa lucius), Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[6]. Dương Thanh Trúc (2012), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng cá dày (Channa lucius), Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.