Áp dụng bộ tiêu chuẩn AUN-QA cấp chương trình đào tạo ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh: thực tiễn và kinh nghiệm

Nguyễn Duy Mộng Hà1, Nguyễn Thị Thi Thu1, Bùi Ngọc Quang1
1 Trường ĐHKHXH&NV TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài viết trình bày bối cảnh hội nhập khu vực trong thời đại toàn cầu hóa khi áp dụng chuẩn AUN-QA, hiện đang được xem là khá phù hợp cho việc đánh giá các chương trình đào tạo của các trường đại học Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giữ uy tín và thương hiệu cho các ngành học, trường đại học trong thời đại hội nhập với nhiều cơ hội hợp tác, liên thông bên cạnh những yếu tố cạnh tranh. Qua đó, tác giả trình bày thực tiễn triển khai tự đánh giá và đánh giá ngoài cấp chương trình đào tạo theo AUN-QA tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để nhận diện các tồn tại và đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhằm hướng đến việc áp dụng tối ưu chuẩn AUN tại trường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. AUN (2011), Guide to AUN Actual Quality Assessment at Programme Level, ASEAN University Network, Bangkok.
[2]. Betts, Mick & Smith, Robin (1998), Developing the Credit-based Modular Curriculum in Higher Education, Falmer Press, Taylor & Francis Inc, USA.
[3]. Diamond, Robert M. (1998), Xay dựng và đánh giá mon học và chương trình học - NXB Jossey Bass Inc, San Francisco, Tài liệu dịch thuật của Trung tâm đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
[4]. Dimmock, Clive & Walker, Allan (2005), Educational Leadership - Culture and Diversity, SAGE Publications Ltd, New Delhi.
[5]. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chat lượng giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6]. Lâm Quang Thiệp, P. G. Altbach & D. B. Johnstone, Johnstone D.B., Altbach P.G. (2006), Giáo dục đại học Hoa Kỳ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[7]. Ton, Vroeijenstijn (2008), Sổ tay áp dụng Bộ tieu chuẩn chat lượng AUN trong tự đánh giá chương trình đào tạo, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.