Tình hình nhiễm sán lá gan trên bò tại tỉnh Đồng Tháp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Qua kiểm tra 980 mẫu phân bò tại 4 huyện của tỉnh Đồng Tháp với 3 lứa tuổi <1; 1-2; >2 năm tuổi thuộc 3 giống bò: bò sữa, bò lai Sind và bò địa phương; kết quả cho thấy tình hình nhiễm sán lá gan tại tỉnh Đồng Tháp chiếm tỷ lệ nhiễm khá cao (53,26%). Trong đó, bò nuôi ở huyện Tháp Mười có tỷ lệ nhiễm sán lá gan cao nhất (57,41%), kế đến là bò nuôi ở huyện Tam Nông (55,75%), ở huyện Hồng Ngự (55,17%) và nhiễm thấp nhất là ở huyện Lai Vung (47%). Bò địa phương có tỷ lệ nhiễm (59,80%) cao hơn bò lai Sind (53,38%) và bò sữa có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (33,08%). Bò nhiễm sán lá gan có khuynh hướng tăng dần theo lứa tuổi. Có 2 loài sán lá gan: Fasciola spp. và Paramphistomum explanatum được tìm thấy, trong đó loài trứng sán lá gan do Fasciola spp. nhiễm phổ biến với tỷ lệ nhiễm chung là 45,77%, loài Paramphistomum explanatum nhiễm thấp hơn (18,96%).
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
[2]. Nguyễn Văn Đề (2005), “Tình hình bệnh sán lá gan Fascioliasis được phát hiện ở miền Bắc Việt”, Tạp chí y học thực hành, (Số 509).
[3]. Lê Hữu Khương, Nguyễn Văn Khanh, Huỳnh Hữu Lợi (2001), “Tình hình nhiễm sán lá gan trên trâu bò thuộc các vùng sinh thái ở Việt Nam”, Tạp chí KHKT thú y, tập VII (Số 1).
[4]. Phan Địch Lân (1985), “Những nghiên cứu về sán lá gan và bệnh sán lá gan trên trâu bò ở nước ta”, Tập san KHKT thú y, (Số 6).
[5]. Nguyễn Thị Lê (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[6]. Patzelt, Ralf (1993), “Studios on the epidemiology, pathogenesis and therapy and gigatocotylosis in waterbiffaloes on the bunjab, Pakistan” FU Berlin.
[7]. Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam tập II , NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
[8]. Hồ Thị Thuận và Nguyễn Ngọc Phương (1986), “Tình hình nhiễm sán lá gan trâu bò ở các tỉnh phía Nam và biện pháp phòng trị”, Kết quả họat động KHKT thú y 1975-1985, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
[9]. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật.
[10]. Thrusfield, M (1995), Veterinary epidemiology, 2nd. Ed, Blackwell Science, Oxford, England.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Võ Duy Hoàng, Hà Huỳnh Hồng Vũ, Nguyễn Thị Pha Ly, Nguyễn Thị Ngọc Lành, Đánh giá khả năng đối kháng của một số chủng xạ khuẩn đối với nấm Fusarium moniliforme trong điều kiện nhà lưới , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 13 Số 2 (2024): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Việt)
- Trần Thị Cẩm Tú, Hà Huỳnh Hồng Vũ, Võ Duy Hoàng, Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của mắt ghép hoa Giấy Thái (Bougainvillea spp.) các màu đỏ, cam, hồng lên gốc ghép giấy thường , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 13 Số 2 (2024): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Việt)
- Nguyen Thi Kim Xuan, Nguyen Thi Thanh, Ha Huynh Hong Vu, Tran Dat Huy, Ha Danh Duc, Butachlor degradation by Pseudomonas sp. But1 and Pseudomonas sp. But2 immobilized in polyurethane foam (PUF) , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 11 Số 5 (2022): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Anh)
- Ha Danh Duc, Nguyen Thi Oanh, Ha Huynh Hong Vu, Acetochlor degradation by a mixed culture of P. fluorescens KT3 and B. subtilis 2M6E immobilized in alginate , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 9 Số 5 (2020): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Anh)
- TS. Ngô Phú Cường, TS. Hà Huỳnh Hồng Vũ, Nghiên cứu tình hình, đặc điểm sinh lý, sinh hóa và hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh giảm bạch cầu trên mèo do virus Feline Panleukopenia tại bệnh xá thú y Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 14 Số 2 (2025): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Việt)