Không gian nghệ thuật trong thơ thiền Hải Lượng thiền sư
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Không chỉ được người đương thời ca tụng tài năng quân sự, chính trị, ngoại giao kiệt xuất, Hải Lượng thiền sư (Ngô Thì Nhậm) còn được được biết đến như một bậc kì tài về văn chương. Ông ghi dấu ấn rõ nét trong làng văn chương dưới thời Tây Sơn với đa dạng các thể loại, đặc biệt ở bộ phận thơ thiền. Bằng phương pháp nghiên cứu thi pháp kết hợp với các phương pháp phân tích cấu trúc, thống kê và so sánh, bài viết phân tích đặc điểm không gian nghệ thuật trong sáng tác thơ thiền của tác giả. Kết quả nghiên cứu cho thấy, không gian nghệ thuật trong thơ thiền Hải Lượng thiền sư được thể hiện chủ yếu qua không gian nhà chùa, thiền viện và một số ít bài là không gian đất Phật. Qua khảo sát các bài thơ thiền của tác giả, bài viết đưa ra ba đặc điểm chính của không gian nghệ thuật, cụ thể: (1) Không gian an định thân tâm, hỗ trợ con người đạt đến cảnh thiền trong thực tại; (2) Không gian hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và tương thông với vũ trụ; (3) Không gian phát xuất các tín hiệu thiền qua đó thức tỉnh nhân tâm giữa đời bề bộn. Từ đó, bài viết hướng đến mục đích trọng tâm là làm rõ cảm quan và triết lí thiền được tác giả thể nghiệm qua không gian nghệ thuật trong bộ phận thơ thiền.
Từ khóa
Hải Lượng thiền sư, không gian nghệ thuật, thơ Thiền, văn học thời Tây Sơn.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Mai, Q. L. (1985). Ngô Thì Nhậm trong văn học Tây Sơn. Thành phố Hồ Chí Minh: Sở Văn hóa thông tin Nghĩa Bình.
Mai, Q. L. (Chủ biên). (2001). Ngô Thì Nhậm tác phẩm, tập II (Thơ & Phú). Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn học & Trung tâm nghiên cứu Quốc học.
Mai, Q. L. (Chủ biên). (2014). Nguyễn Trãi - Quốc Âm thi tập. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn học.
Nguyễn, B. K. (Ngày 06 tháng 02 năm 2024). Bạch Vân am thi tập. Trang Thi viện. Truy cập từ https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-B%E1%BB%89nh-Khi%C3%AAm/B%E1%BA%A1ch-V%C3%A2n-am-thi-t%E1%BA%ADp/group-_z9lkOfPlLXZlES_mpLmhg.
Nguyễn, T. V. H. (2020). Văn học Phật giáo Việt Nam thế kỉ XVII - XIX. Hà Nội: NXB Hội nhà văn.
Nguyễn, T. (Ngày 06 tháng 02 năm 2024). Ức Trai thi tập. Trang Thi viện. Truy cập từ https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-Tr%C3%A3i/%E1%BB%A8c-Trai-thi-t%E1%BA%ADp/group-nK0tnLa3M6iVye_Tji5Umg.
Trần, Đ. S. (2017). Dẫn luận thi pháp học văn học. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.
Trần, T. B. T. (2003). Ngô Thì Nhậm, một tấm lòng thiền chưa thành. Tạp chí Hán Nôm, tập 58, số 3. Truy cập từ: http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/0303v.htm.
Tân, V., Lang, V., Lê, S. T., Thâu, C., & Liên, N. (1974). Ngô Thì Nhậm con người và sự nghiệp. Hà Tây: Ty Văn hóa - Thông tin.
Vũ, B. L. (2001). Hồn thiền trong thơ Lý - Trần. Hà Nội: NXB Hội nhà văn.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Nguyễn Hữu Rạng, Đặc điểm nhân vật trào phúng trong thơ Nôm Học Lạc , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 9 (2023): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Nguyễn Hữu Rạng, Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (từ trời, phật, thần thánh và lễ hội đời người) , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 11 Số 3 (2022): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)