Tìm hiểu giá trị tác phẩm Tích thiện gia huấn bi ký của Nguyễn Nghiễm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm không chỉ được biết đến là bậc đại thần danh tiếng với đạo học uyên thâm, tài năng quân sự lỗi lạc thời Lê - Trịnh mà còn là nhân vật tiêu biểu trong việc nối kết và lưu truyền giá trị văn hóa trăm năm của dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Tích thiện gia huấn bi ký của ông không những có giá trị văn chương mà còn chứa đựng nhiều bài học hữu ích đối với dòng họ. Mục đích của bài viết nhằm khai thác những giá trị hữu ích của bài ký đối với tiến trình phát triển dòng họ. Bằng các phương pháp như nghiên cứu tiểu sử, tiếp cận liên ngành văn học và văn hóa, tôn giáo, hệ thống, bài viết góp phần làm rõ các giá trị nổi bật của bài ký có ảnh hưởng tích cực đến các thế hệ và văn hóa dòng họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Tích thiện gia huấn bi ký đã thể hiện rõ ba giá trị hữu ích đối với việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dòng họ. Đó là tái thiết, bảo chứng giá trị nhân hậu, liêm khiết của dòng họ; định hình, khẳng định bản lĩnh dấn thân vì nước đối với mỗi thế hệ trong dòng họ; đề cao, tôn trọng giá trị văn chương rực rỡ của dòng họ. Từ đó, bài viết cho thấy tác phẩm có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, bảo chứng toàn vẹn bản sắc dòng họ. Kết quả nghiên cứu của bài viết có ý nghĩa khẳng định tài năng văn hóa, văn chương của Nguyễn Nghiễm cũng như tạo tiền đề cho các nghiên cứu sau về dòng họ Nguyễn Tiên Điền.
Từ khóa
Giá trị hữu ích, họ Nguyễn Tiên Điền, Nguyễn Nghiễm, Tích thiện gia huấn bi ký
Chi tiết bài viết

This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Đinh, S. H. (2014). Họ Nguyễn Tiên Điền và khu di tích Nguyễn Du. Nghệ An: NXB Nghệ An.
Lê, T. (1996). Truyền thống tốt đẹp của họ Nguyễn Tiên Điền về mặt y học. Tạp chí Đông y, số 7, 12-19.
Lê, T., Trương, C. (Chủ biên). (2012). Thơ chữ Hán Nguyễn Du. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn học.
Mai, Q. L. (Chủ biên). (2016). Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền (Nguyễn Thị Bích Đào phiên âm, dịch, khảo cứu). Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn học.
Nguyễn, Q. P. (1998). Văn hóa làng Tiên Điền truyền thống và hiện đại. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
Nguyễn, T. L. (2021). Thêm vài suy nghĩ về vai trò của Hoa tiên trong Văn phái Hồng Sơn. Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, tập 50, số 3B, 56-64. Truy cập từ https://vinhuni.edu.vn/Upload/files/KHHTQT/3B-2021/6--SH14-2021%20Nguy%E1%BB%85n%20T%C3%B9ng%20L%C4%A9nh%2056-64.pdf.
Nguyễn, T. P. (Chủ biên). (1995). Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Đề. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.
Nguyễn, T. T. (2004). Nghệ An ký. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.
Nguyễn, X. D. (2007). Những lời vàng trên đá. Nhân dân. Truy cập từ https://nhandan.vn/nhung-loi-vang-tren-da-post420272.html.
Phạm, Đ, H. (2019). Vũ trung tùy bút (Nguyễn Hữu Tiến dịch). Hà Nội: NXB Văn hóa dân tộc.
Phan, H. C. (2014). Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2 (Nhân vật chí). Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
Trần, T. K. (2003). Nho giáo. Hà Nội: NXB Văn học.
Võ, H. H. (2013). Di sản văn hóa dòng họ và vấn đề nghiên cứu danh nhân văn hóa, phát triển nhân tài hiện tại (Qua khảo sát một số dòng họ tiêu biểu ở Hà Tĩnh). Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Việt Nam.
Võ, V. Q. (2018). Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm cuộc đời và di văn (trích tuyển). Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn học.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Nguyễn Hữu Rạng, Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (từ trời, phật, thần thánh và lễ hội đời người) , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 11 Số 3 (2022): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Nguyễn Hữu Rạng, Đặc điểm nhân vật trào phúng trong thơ Nôm Học Lạc , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 9 (2023): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Nguyễn Hữu Rạng, Không gian nghệ thuật trong thơ thiền Hải Lượng thiền sư , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 13 Số 9 (2024): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)