Phát triển mô hình Tổ Nhân dân tự quản gắn với mở rộng dân chủ và thúc đẩy quyền con người trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Nguyễn Quang Thành1, , Võ Thị Tuyết Hoa2
1 Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
2 Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chế độ tự quản đã tồn tại từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam. Trải qua thời kỳ Bắc thuộc, nhờ vào yếu tố tự quản làng, xã và sự cố kết cộng đồng đã giúp cho dân tộc ta không bị thế lực xâm lược đồng hoá. Hiện nay, nhiều thiết chế phi nhà nước ra đời với vai trò tập hợp quần chúng nhân dân theo một hoặc một số mục đích cụ thể đã góp phần mở rộng quyền dân chủ, thúc đẩy quá trình thực thi quyền con người, quyền công dân trên thực tế. Mô hình Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có tiền thân là Tổ Dân phòng - Khuyến học hình thành vào năm 2007 được đánh giá là một mô hình tự nguyện, tự quản, tập hợp quần chúng nhân dân cùng tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở cơ sở. Trong bài viết này, các tác giả khái quát về sự hình thành của mô hình Tổ Nhân dân tự quản; phân tích sự tác động của mô hình này đối với việc phát huy dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Qua đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển mô hình Tổ Nhân dân tự quản trong thời gian tới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp. (2021). Hướng dẫn số 962/MTTQ-BTT về phân loại chất lượng hàng năm đối với Tổ NDTQ.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp. (2017). Thông báo Kết luận số 451-TB/TU về việc lãnh đạo nhân rộng mô hình “Tổ NDTQ” trên địa bàn Tỉnh.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Tháp. (2020). Kết luận số 483-KL/TU về hoạt động của “Tổ NDTQ”.
Bộ Chính trị. (1998). Chỉ thị số 30/CT-TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Bộ Chính trị. (2007). Chỉ thị số 11-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Chính phủ. (2020). Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030.
Nguyễn, V. Q. (2021). Nhà nước và pháp luật trong bối cảnh toàn cầu hoá. Hà Nội: NXB Tư pháp.
Quốc hội. (2013). Hiến pháp.
Quốc hội. (2016). Luật Tiếp cận thông tin.
Quốc sử quán triều Nguyễn. (2007). Đại Nam thực lục (tập 2). Hà Nội: NXB Giáo dục.
Thủ tướng Chính phủ. (2020). Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Tỉnh uỷ Đồng Tháp. (2020). Báo cáo số 673-BC/TU về đánh giá kết quả hoạt động của mô hình “Tổ NDTQ” giai đoạn 2017 - 2019.
Tỉnh uỷ Đồng Tháp. (2021). Báo cáo số 98-BC/TU về đánh giá hoạt động của mô hình “Tổ NDTQ”.
Văn, K. (Ngày 14 tháng 01 năm 2022). Đồng Tháp tuyên dương Tổ NDTQ tiêu biểu năm 2021. Báo Đồng Tháp. Truy cập từ https://dongthap.gov.vn/chi-tiet-bai-viet/-/asset_publisher/1mOzUrGkrdAE/content/id/9525318?plidlayout=2.
Vũ, C. G., Nguyễn, H. A., Đặng, M. T., & Nguyễn, M. T. (2017). Quản trị tốt - Lý luận và thực tiễn. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.