Ảnh hưởng của bột tấm gạo lên men trong khẩu phần thức ăn cỏ lông tây lên sinh khí methane trong điều kiện in vitro từ dịch dạ cỏ bò
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học An Giang với mục tiêu xác định ảnh hưởng của các mức bột tấm lên men bằng nấm men (Saccharomyces cerevisiae) bổ sung trong khẩu phần lên sinh khí methane trong điều kiện In vitro với chất nền là cỏ lông tây (Brachiaria mutica). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức là các mức bổ sung bột tấm lên men 0; 5; 10; 15% (w/w) tính trên vật chất khô là cỏ lông tây với 3 lần lặp lại.
Kết quả phân tích cho thấy bột tấm lên men có hàm lượng vật chất khô là 42,86% và CP là 8,13% (tính trên vật chất khô). Kết quả pH của các nghiệm thức có sự khác biết có ý nghĩa thống kê với các giá trị 6,99; 6,81; 6,68 và 6,64 tương ứng với các mức bột tấm lên men bổ sung trong khẩu phần 0; 5; 10 và 15% tính trên vật chất khô (P<0,05). Bổ sung bột tấm lên men trong khẩu phần cơ bản là cỏ lông tây trong điều kiện in vitro cho thấy không ảnh hưởng đến tổng lượng khí sinh ra nhưng ảnh hưởng rõ rệt đến nồng độ khí methane và tổng lượng khí methane sinh ra với các giá trị 17,15; 15,64; 16,25 và 14,83% và 11,75; 10,45; 10,01 và 9,60 (ml/500mg vật chất khô) tương ứng với các mức bổ sung 0;5; 10 và 15% bột tấm lên men tính trên vật chất khô.
Điều này cho thấy khi bổ sung bột tấm lên men trong khẩu phần cơ bản là cỏ lông tây không ảnh hưởng đến tổng lượng khí sinh ra nhưng ảnh hưởng rõ rệt đến nồng độ khí methane và tổng lượng khí methane sinh ra.
Từ khóa
Bột tấm lên men, cỏ lông tây, dịch dạ cỏ, khí nhà kính, Saccharomyces cerevisiae
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Asep, S., Rizk, I., Nurul, A., & Apri, A. (2016). Effect of molasses, rice bran, and tapioca flour as additives on the quality and digestibility of cassava leaf silage. Journal of the International Society for Southeast Asian Agricultural Sciences, 22(2), 40-49.
Bannink, A., Kogut, J., Dijkstra, J., France, J., Kebreab, E., Van Vuuren, A. M., & Tamminga, S. (2006). Estimation of the stoichiometry of volatile fatty acid production in the rumen of lactating cows. Journal of Theoretical Biology, 238, 36–51.
Cai, L., Yu, J., Hartanto, R., & Qi, D. (2021). Dietary supplementation with Saccharomyces cerevisiae, Clostridium butyricum, and their combination ameliorates rumen fermentation and growth performance of heat-stressed goats. Animals (Basel), 11(7), 2116. https://doi.org/10.3390/ani11072116
Dali, N. (2008). Principal guidelines for a national climate change strategy: Adaptation, mitigation, and international solidarity. In P. Rowlinson, M. Steele, & A. Nefzaoui (Eds.), Proceedings of the International Conference on Livestock and Global Climate Change (pp. 1-5). Cambridge University Press.
Danesi, E. D. G., Miguel, A. S. M., Rangel-Yagui, C. de O., & Carvalho, J. C. M. de. (2006). Effect of carbon ratio (C) and substrate source on glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PDH) production by recombinant Saccharomyces cerevisiae. Journal of Food Engineering, 75(1), 96-103.
Dijkstra, J., Oenema, O., & Bannink, A. (2011). Dietary strategies to reduce N excretion from cattle: Implications for methane emissions. Current Opinion in Environmental Sustainability, 3, 414–422.
El-Ghani, A. A. (2004). Influence of diet supplementation with yeast culture (Saccharomyces cerevisiae) on performance of Zaraibi goats. Small Ruminant Research, 52, 223-229.
Fadel, M., Keera, A. A., Mouafi, F. E., & Kahil, T. (2013). High level ethanol from sugar cane molasses by a new thermotolerant Saccharomyces cerevisiae strain in industrial scale. Biotechnology Research International, 1-6.
Inthapanya, S., Preston, T. R., Ngoan, L. D., & Phung, L. D. (2020). Effect of yeast-fermented rice and rice distillers’ byproduct on methane production in an in vitro rumen incubation of ensiled cassava root, supplemented with urea and leaf meal from sweet or bitter varieties of cassava. Livestock Research for Rural Development, 32, Article #52. Retrieved from http://www.lrrd.org/lrrd32/3/intha32052.html
Johnson, K. A., & Johnson, D. E. (1995). Methane emissions from cattle. Journal of Animal Science, 73, 2483-2492.
Koenig, K. M., Beauchemin, K. A., & Rode, L. M. (2003). Effect of grain processing and silage on microbial protein synthesis and nutrient digestibility in beef cattle fed barley-based diets. Journal of Animal Science, 81, 1057–1067.
Kumar, S., Puniya, A. K., Puniya, M., Dagar, S. S., Sirohi, S. K., & Singh, K. (2009). Factors affecting rumen methanogens and methane mitigation strategies. World Journal of Microbiology and Biotechnology, 25, 1557–1566.
Martin, C., Rouel, J., Jouany, J. P., Doreau, M., & Chilliard, Y. (2008). Methane output and diet digestibility in response to feeding dairy cows crude linseed, extruded linseed, or linseed oil. Journal of Animal Science, 86(10), 2642–2650.
McDonald, P., Edwards, R. A., Greenhalgh, J. F. D. & Morgan, C. A. (2002). Animal nutrition (6th edition). Longman Singapore Publisher Ltd...
Minitab (2010). Minitab version 16, Release 13.1 for Windows, Minitab Inc., USA.
Nguyễn, T. T. H. (2022). Ảnh hưởng của các mức Saccharomyces cerevisiae đến chất lượng của bột tấm lên men. Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 284, 40-45.
Nguyễn, T. T. H., Chu, M. T., & Dương, N. K. (2016). Ảnh hưởng của cây Mai dương (Mimosa pigra) đến tiêu hóa và sinh khí mê tan của dê giai đoạn sinh trưởng được ăn khẩu phần cơ sở cỏ Lông tây. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số 59, 82-91.
Nguyen, T. T. H., Nguyen, T. N. T., & Le, T. M. H. (2023). Effects of a supplement of yeast-fermented broken rice on nitrogen retention and methane emissions in growing goats fed Para grass (Brachiaria mutica). Livestock Research for Rural Development. Volume 35, Article #47. Retrieved May 4, 2023, from http://www.lrrd.org/lrrd35/5/3547hong.html
Nguyễn, V. T., & Nguyễn, T. K. Đ. (2008). Ảnh hưởng của lá rau muống thay thế cỏ lông tây lên sự tăng trưởng của thỏ cái lai, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 9, 19-25.
Nguyen, V. T., Preston, T. R., & Leng, R. (2022) Supplementing the diet of growing cattle with yeast-fermented rice (YFR) increased the production of rumen propionate, decreased emissions of methane and improved growth and feed conversion. Livestock Research for Rural Development. Volume 34, Article #113. Retrieved August 14, 2024, from http://www.lrrd.org/lrrd34/12/34113thuv.html
Nguyễn, X. T., Nguyễn, T. D. H., Nguyễn, V. Đ., & Nguyễn, N. B. (2015). Ảnh hưởng của tỷ lệ cỏ lông tây (Brachiaria mutica) và lá chè đại (Trichanthera gigantea) trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn và sinh trưởng của thỏ thịt. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(4), 573-579.
Nguyễn. T. T. H., & Dương, N.K. (2017). Ảnh hưởng của Mai dương (Mimosa pigra L.) trong khẩu phần lên mức ăn vào và khả năng sinh trưởng của dê thịt. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 48b, 58-65.
O'Mara, F. P., Beauchemin, K. A., Kreuzer, M., & McAllister, T. A. (2008). Reduction of greenhouse gas emissions of ruminants through nutritional strategies. In Proceedings of the British Society of Animal Science International Conference: Livestock and Global Climate Change (pp. 40–43). Retrieved from http://www.bsas.org.uk/downloads/LGCC_procdings.pdf
Paustian, K., Antle, J., Sheehan, J., & Paul, E. (2006). Agriculture's role in greenhouse gas mitigation. Prepared for the Pew Center on Global Climate Change.
Prescott, L. M., Harley, J. P., & Klein, D. A. (1996). Microbiology (5th ed.). WCB Publishers.
Preston, T. R., & Leng, R. A. (1991). Các hệ thống chăn nuôi gia súc nhai lại dựa trên nguồn thức ăn có sẵn ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (Lê Viết Ly, Lê Ngọc Dương, Nguyễn Viết Hải, Nguyễn Tiến Vỡn, Lê Đức Ngoan, & Đàm Văn Tiện, Trans.). Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Preston, T. R., & Leng, R. A. (2021). Rumen escape protein. Livestock Research for Rural Development, 33, Article #108. Retrieved August 18, 2024, from http://www.lrrd.org/lrrd33/9/33108prest.htm
Qadis, A. Q., Goya, S., Ikuta, K., Yatsu, M., Kimura, A., Nakanishi, S., & Sato, S. (2004). Effects of a bacteria-based probiotic on ruminal pH, volatile fatty acids, and bacterial flora of Holstein calves. Journal of Veterinary Medical Science, 76, 877–885. https://doi.org/10.1292/jvms.14-0028
Sukaryana, Y., Atmomarsono, U., Yunianto, V. D., & Supriyatna, E. (2010). Bioconversions of palm kernel cake and rice bran mixtures by Trichoderma viride toward nutritional contents. International Journal of Science and Engineering, 1(1), 27-32.
Tony, H. (2013). How yeast can improve feed efficiency in ruminants. Cargill Dairy News Magazine. Tonad Publishers LTD. 100–101. Ogun, Nigeria.
Trần, T. T. H., Đào. T. P., & Lê. V. A. (2013). Ảnh hưởng của cám gạo và bã sắn lên men với Aspergillus oryzae và Sacchromyces cerevisiae trong khẩu phần ăn đến hiệu quả sinh trưởng của lợn thịt. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 227, 83 - 89.
Trần, T. T. H., Lê. V.A., & Hidenor, H. (2015). Ảnh hưởng của thức ăn lên men và enzyme phytaza đến khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng và sự phát thải khí amoniac ở lợn thịt. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 34 - 40.
Tripathi, M. K., Karim, S. A., Chaturvedi, O. H., & Verma, D. L. (2008). Effect of different liquid cultures of live yeast strains on performance, ruminal fermentation, and microbial protein synthesis in lambs. Journal of Animal Physiology and Animal Nutrition, 92(6), 631-639.
Van Soest, P. J., Robertson, J. B., & Lewis, B. A. (1991). Methods for dietary fiber, neutral detergent fiber, and non-starch polysaccharides in relation to animal nutrition. Journal of Dairy Science, 74(10), 3583-3598.
Vũ, D. G., Nguyễn, X. B., Lê, Đ. N., Nguyễn, X. T., Vũ, C. C.., & Nguyễn, H. V. (2008). Dinh dưỡng và thức ăn cho bò. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Wang, Y. H., Xu, M., Wang, F. N., Yu, Z. P., Yao, J. H., Zan, L. S., & Yang, F. X. (2009). Effect of dietary starch on rumen and small intestine morphology and digesta pH in goats. Livestock Science, 122, 48-52.
Watson, R. (2008). Climate change: An environmental, development, and security issue. In P. Rowlinson, M. Steele, & A. Nefzaoui (Eds.), Proceedings of the International Conference on Livestock and Global Climate Change (pp. 6-7). Cambridge University Press.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Nguyễn Thị Ngọc Trang, Xử lý phế phẩm khóm Tắc Cậu với rơm bằng phương pháp lên men và tái sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 2 (2023): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Việt)