Nhận thức của sinh viên Tiếng pháp về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nói: Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Cần Thơ

Nguyễn Thắng Cảnh1, Nguyễn Hoàng Thái1,2,
1 Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam
2 Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến việc học kỹ năng nói của sinh viên tiếng Pháp, Trường Đại học Cần Thơ. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ tất cả sinh viên năm thứ ba đang học tại trường vì những sinh viên này đã hoàn thành việc học các học phần nghe nói trong chương trình đào tạo. Để tiến hành phân tích dữ liệu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp định tính trong suốt quá trình phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tám yếu tố chính đã ảnh hưởng đến quá trình nói của sinh viên tiếng Pháp năm ba tại Trường Đại học Cần Thơ hiện nay: yếu tố ngôn ngữ, yếu tố người đối thoại, yếu tố tâm lý, yếu tố về thói quen khi nói, yếu tố về chủ đề nói, yếu tố về thực hành, yếu tố về phương pháp giảng dạy, yếu tố về trang thiết bị dạy học. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để giảng viên phụ trách giảng dạy học phần nghe nói hiểu rõ hơn về những yếu tố gây khó khăn cho người học để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giúp sinh viên nói tốt hơn và nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Pháp tại Trường Đại học Cần Thơ hiện nay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Arnold, J. (2006). Comment les facteurs affectifs influencent-ils l’apprentissage d’une langue étrangère ?, ÉLA, 144 avril, 407-425.
Aydogu, C. & Ercanlar, M. (2017). Dynamiser l’oral par la perspective actionnelle : un exemple d’exploitation en classe de FLE. The Journal of International Social Research, 10 avril, 396-407.
Coppalle, X. (2018). La prise de parole en classe, l’acte de parole et la situation de communication. Numéro 33, Persée, 75-95.
Dolz, J. & Schneuwly, B. (1998). Pour un enseignement de l'oral. Initiation aux genres formels à l'école. Paris: ESF. 211p.
Dubois, A-L. (2017). Favoriser l’expression orale en classe de Français Langue Étrangère : des modalités aux activités. Synergies France, Numéro 11, 149-158.
Kerbrat-Orecchioni, C. (1998). Les interactions verbales : approche interactionnelle et structure des conversations. Paris : Armand Colin. 320p.
Lafontaine, L. & Dumais, C. (2014). Enseigner l’oral, c’est possible ! 18 ateliers formatifs clés en main. Montréal: Chenelière éducation.
Lafontaine, L. (2007). Enseigner l'oral au secondaire. Montréal: Chenelière Éducation.
Ouahab, S. (2023). L’acquisition de la compétence orale dans le contexte universitaire entre stratégies d’enseignement et diversités d’enjeux. Quelle transposition complémentaire entre deux langages différents?, ASJP, 01 janvier, 775-789.
Qin, L. (2012). Faire parler les étudiants en classe de FLE. Numéro 7, Synergies Chine, 227-237.
Sénéchal, K. (2012). L’enseignement, l’apprentissage et l’évaluation de la communication orale dans la classe de français au secondaire québécois, Université Laval, Canada, Consulté sur https://core.ac.uk/download/442655208.pdf.