Mức độ am hiểu và quan điểm về các chỉ số học thuật của giảng viên, nghiên cứu viên Trường Đại học Cần Thơ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu thực hiện khảo sát trực tuyến với 153 giảng viên và nghiên cứu viên ở các lĩnh vực chuyên môn, trình độ và thời gian công tác khác nhau nhằm tìm hiểu mức độ am hiểu và quan điểm về các chỉ số học thuật tại Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả chỉ ra rằng hầu hết các nhà nghiên cứu đều hiểu cách sử dụng các chỉ số học thuật trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, và phần lớn người tham gia khảo sát đồng ý rằng, Trường Đại học Cần Thơ nên theo dõi các chỉ số học thuật của cán bộ. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết về các chỉ số học thuật của người trả lời không đồng đều. Nghiên cứu cũng phát triển các khuyến nghị để góp phần giải quyết những tồn tại trên.
Từ khóa
Đại học Cần Thơ, giảng viên, nghiên cứu viên, chỉ số học thuật
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
[2]. Khuất Đăng Long (2012), "Về hệ số tác động của tạp chí, chỉ số trích dẫn và chất lượng của một bài báo khoa học", Tạp chí Sinh học, (Số 3(34)), tr. 265-274.
[3]. Mindy Thuna and Pam King (2017), "Research impact metrics: A faculty perspective", Partnership: The canadian journal of library and information practice and research, 12(1), https://doi.org/10.21083/partnership.v12i1.3906, retrieved 25/09/2019. [4]. Tạ Cao Minh (2012), "Bài báo khoa học, ISI và một số “thước đo” đánh giá nhà khoa học", Tự động hóa ngày nay, (Số 134), tr. 18-23.
[5]. Nguyễn Văn Tuấn (2015), Đi vào NCKH, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
[6]. Trường ĐHCT (2019), Báo cáo thường niên 2018, Trường ĐHCT, Cần Thơ.