Giải pháp bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống Đươn đệm huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang dưới góc nhìn văn hoá
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Với địa hình trũng và đất đai bị nhiễm phèn nặng, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang được xem là vương quốc của các loài thực vật như cây tràm, cà na, bình bát, năn, bàng. Từ thời khẩn hoang, người dân đã dùng cây cỏ bàng để tạo ra những sản phẩm tiện ích cho cuộc sống. Lâu dần, nghề thủ công này trở thành một nghề đặc biệt phổ biến rộng khắp vùng đất phèn chua nước mặn Tân Phước. Hiện nay, cũng như các nghề thủ công truyền thống khác, nghề Đươn đệm huyện Tân Phước cũng đứng trước nguy cơ bị biến đổi. Nếu chúng ta không thực hiện công tác bảo tồn và phát triển nghề thì trong tương lai, nghề sẽ bị mai một dần. Áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, phương pháp điền dã, phương pháp phân tích SWOT, chúng tôi đã bước đầu nêu lên thực trạng bảo tồn nghề Đươn đệm dưới góc nhìn văn hóa, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa để nghề được phát triển bền vững.
Từ khóa
Bảo tồn, nghề Đươn đệm, nghề thủ công truyền thống, phát huy, văn hóa
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn, P. N. (2003). Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỷ XIX. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
Ngô, T. T. (2015). Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống Đươn đệm huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đề tài cấp cơ sở thuộc Sở Khoa học công nghệ tỉnh Tiền Giang.
Ngô, T. T. (2017). Nguồn gốc hình thành nghề thủ công truyền thống Đươn đệm huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tiền Giang, số 4/2017.
Phạm, H. H. (1999). Cây cỏ Việt Nam - quyển 3. NXB Trẻ.
Trần, Q. V. (chủ biên, 1996). Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề. NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội.
Trần, B. Đ. (1996). Địa chí Đồng Tháp Mười. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang. (2014). Quyết định 2611/QĐ ngày 18 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang công nhận Làng nghề Bàng buông Tân Hòa Thành, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Võ, T. N. (1993). Lịch sử Đồng Tháp Mười. NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Ngô Thị Thanh, Nâng cao trách nhiệm của người nông dân làm du lịch ở tỉnh Tiền Giang thông qua hoạt động giao lưu và tiếp xúc văn hóa , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 1 (2023): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)