Đặc điểm truyện đồng thoại Võ Quảng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ngoài mảng thơ và truyện về quê hương và cách mạng, truyện đồng thoại của Võ Quảng là một thành tựu nổi bật, đóng góp không nhỏ đối với nền văn học thiếu nhi nước nhà trong hơn nửa thế kỷ qua. Bằng tình yêu thương và ý thức trách nhiệm đối với sự hình thành phát triển đạo đức, nhân cách và tâm hồn trẻ thơ, những câu chuyện đồng thoại của Võ Quảng luôn đề cập đến những bài học đạo đức nhẹ nhàng mà sâu sắc. Thông qua việc giải thích những đặc điểm tự nhiên của loài vật, cùng những ẩn dụ về tính cách và cuộc sống của con người trong thời đại mới, thế giới loài vật vốn thân thuộc, gần gũi xung quanh đời sống của trẻ em bỗng trở nên mới lạ và đầy sức sống. Sử dụng chất liệu dân gian nhưng truyện đồng thoại của Võ Quảng đã phá vỡ những khuôn sáo ước lệ xưa, đưa đến cho thể loại này một hơi thở đầy tính hiện đại với giọng văn lúc thì dí dỏm, hài hước, lúc lại thân mật, triết lí nhẹ nhàng, cốt truyện đơn giản, tập trung về chi tiết và sự kiện nhằm phù hợp với tâm lý tiếp nhận trẻ thơ.
Từ khóa
Võ Quảng, nội dung, nghệ thuật, truyện đồng thoại
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
[2]. Châu Minh Hùng, Lê Nhật Kí (2007), Hệ thống thể loại văn học thiếu nhi, NXB Hà Nội.
[3]. Lê Nhật Ký, “Nhà văn Võ Quảng với thể loại truyện đồng thoại”, Khoa học xã hội, số 3- 2009.
[4]. Lã Thị Bắc Lý (2013), Giáo trình văn học trẻ em, NXB Kim Đồng.
[5]. Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương (2001), Giáo trình Văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Giáo dục.
[6]. Võ Quảng (2012), Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng.
[7]. Võ Quảng (1982), “Lại nói về truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi”, Văn học, số 1.
[8]. Vân Thanh (2002), Văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Phạm Thị Minh Hiếu, Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 3 (2013): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn