Nghiên cứu khả năng trích ly và bảo quản chất màu tự nhiên từ vỏ quả thanh long ruột đỏ

Vũ Thị Thanh Đào1,
1 Trường Đại học An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu khả năng trích ly chất màu betacyanin từ vỏ thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng. Kết quả cho thấy, vỏ thanh long ruột đỏ cho khả năng trích ly chất màu betacyanin tốt hơn. Từ đó sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng để tối ưu hóa quá trình trích ly chất màu betacyanin từ vỏ quả thanh long. Giá trị tối ưu cho các thông số trích ly như tỷ lệ dung môi/nguyên liệu, nhiệt độ và thời gian lần lượt là 14,06 v/w; 56,51oC và 29,48 phút. Đồng thời, dịch màu giữ được chất lượng tốt hơn khi đưa về pH thấp, bao gói bằng bao bì thủy tinh tối màu và bảo quản lạnh. Bên cạnh đó, dịch màu betacyanin bổ sung vào sữa chua làm tăng hàm lượng vitamin C và betacyanin của sản phẩm, đồng thời đạt điểm cảm quan cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Ngô Chuẩn (2013), Nhân rộng cây thanh long ruột đỏ [Online], Báo An Giang online,http://baoangiang.com.vn/newsdetails/1D3FE193011/Nhan_rong_cay_thanh_long_ruot_do.aspx
[2]. Nguyễn Thị Dâu (2010), “Nghiên cứu chiết xuất chất màu betacyanin từ vỏ quả thanh long Hylocereus spp.”, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học Nha Trang, Nha Trang.
[3]. Granato, D., Branco, G. F. & Calado, V. M. A. (2011), Experimental design and application of response surface methodology for process modeling and optimization: A review, Food Research International.
[4]. Thành Hiệp (2012), Hấp dẫn mô hình thanh long ruột đỏ [Online], Báo Cần Thơ online, http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=116052.
[5]. Jamilah, B. et al. (2011), “Physico-chemical characteristics of red pitaya (Hylocereus polyrhizus) peel”, International Food Research Journal, (18), p. 279-286.
[6]. Kunnika, S. and Pranee, A (2011), “Influence of enzyme treatment on bioactive compounds and colour stability of betacyanin in flesh and peel of red dragon fruit Hylocereus polyrhizus (Weber) Britton and Rose”, International Food Research Journal, (4), p. 1437-1448.
[7]. Lim, S. D. et al. (2011), “Effect of extraction parameters on the yield of betacyanins from pitaya fruit (Hylocereus polyrhizus) pulps”, Journal of Food, Agriculture & Environment, (9), p. 158-162.
[8]. Woo, K. K. et al. (2011), “Stability of Betalain pigment from red dragon fruit (Hylocereus polyrhizus)”, American Journal of Food Technology, (6-2), p. 140-148.