Ứng dụng công nghệ toàn đạc điện tử thành lập bình đồ hiện trạng phục vụ lập dự án nâng cấp đô thị thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Nguyễn Hữu Long1
1 Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiện nay, công nghệ toàn đạc điện tử đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực trắc địa - bản đồ. Bài báo này nhằm giới thiệu việc ứng dụng công nghệ toàn đạc điện tử trong thành lập bình đồ hiện trạng - phục vụ dự án nâng cấp đô thị thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, các phương pháp ngoại nghiệp (lập lưới, khảo sát, đo đạc) và nội nghiệp (xử lí số liệu, biên tập bản đồ) đã được sử dụng để thành lập bình đồ. Kết quả đã thành lập được bình đồ hiện trạng khu Lia 1 (khu dân cư thu nhập thấp) tỷ lệ 1:1000. Qua kiểm tra, đánh giá, bản đồ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật và độ chính xác với các quy định hiện hành của Nhà nước về đo đạc bản đồ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Cục đo đạc va bản đo Nha nước (1996), "Quy phạm đo ve bản đo địa hình ty le 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000", 96 TCN 43 - 90.
[2]. Mai Văn Hiện (2007), "Ứng dụng, đổi mới công nghệ đo đạc bản đồ trong công tác địa giới hành chính", Địa chính, (số 5), tr. 31-39.
[3]. Nguyễn Tấn Lộc (2007), Trắc địa đại cương, NXB Đại học Quốc gia thành pho Ho Chí Minh.
[4]. Ngô Đạt Tam (1983), Bản đohọc, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[5]. Vũ Thặng (2011), "Nghiên cứu, đề xuất quy trình khảo sát địa hình công trình giao thông, thủy lợi bằng toàn đạc điện tử và mô hình số độ cao", Xay dựng, (số 11), tr. 86- 87.