Vai trò của Phật giáo Nam tông với đời sống của người Khmer Nam bộ

Hoàng Thị Quyên1
1 Học viện Chính trị khu vực IV

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài viết tập trung mô tả niềm tin, thực hành tôn giáo (Phật giáo Nam tông), từ đó chỉ ra vai trò của Phật giáo Nam tông trong đời sống của người Khmer Nam Bộ. Với người Khmer, triết lý đạo Phật trở thành tư tưởng chủ đạo trong ý thức hệ, nó tác động sâu sắc đến tính cách, lối sống của con người nơi đây. Các sự kiện mang ý nghĩa lịch sử trong cuộc đời của một người Khmer từ khi sinh ra, lớn lên, đi tu, cưới vợ, lấy chồng và mất đi, tất cả đều được tổ chức theo những tập tục riêng, ít nhiều mang màu sắc Phật giáo. Ngôi chùa có vị trí, vai trò đặc biệt đối với cộng đồng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Đặng Thanh An (2003), “Vài nét về văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Khơ-me Nam Bộ”, Nghiên cứu Tôn giáo , số 5- 2003, tr. 46-51.
[2]. Nguyễn Thị Ánh, Nguyễn Thị Nghĩa,(2014), “Thực trạng, giải pháp xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 30/ 2014, tr. 84-91.
[3]. Trần Văn Bính (2004), Văn hoá các dân tộc Tây Nam Bộ thực trạng và những vấn đề đặt ra, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
[4]. Phạm Thị Phương Hạnh (2012), Văn hóa Khmer Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
[5]. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Viện Nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng (2007), Tập bài giảng lý luận về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà Nước ta, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
[6]. Trang Thiếu Hùng (2013), “Đặc điểm, diện mạo của Phật giáo Nam tông Khmer ở Trà Vinh”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 1-2013, tr. 34-40.
[7]. Ngô Văn Lệ (2011), “Các nhân tố văn hóa xã hội đối với sự phát triển và phát triển bền vững của các tộc người thiểu số, trường hợp nghiên cứu người Khmer và Chăm Nam Bộ”, Bài tham luận tại Hội nghị thông báo Dân tộc học năm 2011, Hà Nội.
[8]. Trần Ngọc Sơn (2012), “Đaọ đức xã hội và đạo đức tôn giáo – điểm tương đồng và khác biệt”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 114/12/2012, tr. 3-10.
[9]. Phan Thuận, Lê Thị Thục (2012), “Ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống hôn nhân, một số phát hiện từ tổng quan nghiên cứu”, Khoa học xã hội Việt Nam, số 10, 2012, tr.20-29.
[10]. Philip Taylor (2004), Redressing disadvantage or re-arranging inequality? Deverlopment interventions and local responses in the Mekong delta, Social inequality in Vietnam and the challenges to reform, Published in Singapore by Institute of Southeast Asian Studies.