Bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội dân gian trên địa bà tỉnh Đồng Tháp

Nguyễn Thị Song Thương1, Nguyễn Thanh Vũ1
1 Khoa Văn hoá Du lịch, Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong tâm thức của người dân Đồng Tháp, lễ hội dân gian là hình thức sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống, nó mang những giá trị lịch sử hào hùng của cha ông. Các lễ hội dân gian trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp luôn thể hiện tính cộng đồng một cách rõ nét. Thông qua lễ hội, các bậc tiền nhân có thể giáo dục đạo đức, lối sống, những phong tục tập quán cho các thế hệ tiếp nối. Trong lễ hội, niềm tin của người dân luôn là yếu tố chủ đạo góp phần cho sự tồn tại của lễ hội. Hiện nay, việc bảo tồn và phát huy lễ hội dân gian ở tỉnh Đồng Tháp là điều cần thiết, góp phần vào công tác giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc (2005), Tôn giáo - Tín ngưỡng của các cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Phương Đông.
[2]. Cao Đức Hải (2010), Quản lý lễ hội và sự kiện, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3]. Phạm Bích Hợp (2007), Người Nam Bộ và Tôn giáo bản địa (Bửu Sơn Kỳ Hương, Cao Đài, Hòa Hảo), NXB Tôn giáo.
[4]. Bùi Hoài Sơn (2007), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở Châu thổ Bắc bộ từ 1945 đến nay, Luận án tiến sỹ, Viện Văn hoá - Thông tin.
[5]. Trần Ngọc Thêm (2013), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, NXB Văn hóa - Văn nghệ.