Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của giun đất ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Nguyễn Thị Tình1
1 Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giun đất là một trong những nhóm động vật có ý nghĩa quan trọng đối với hệ sinh thái đất và đời sống con người. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 10 loài giun đất thuộc 6 giống, 4 họ ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, cũng chính là các loài đã được phát hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó giống Pheretima (họ Megascolecidae) có số loài nhiều nhất (chiếm 82,76% tổng số loài). Ngoài ra, còn gặp đại diện của các giống Lampito, (họ Megascolecidae), Pontoscolex (họ Glossoscolecidae), Drawida (họ Moniligastridae), và Dichogaster (họ Octochaetidae). Trong các sinh cảnh ở vùng nghiên cứu, sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày và đất trồng lúa có số loài cao nhất (5 loài), sinh cảnh đất trồng cây ăn quả dài ngày có số loài thấp nhất (2 loài).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Thái Trần Bái, Trần Thuý Mùi (1982), “Đặc điểm phân loại học, phân bố và địa động vật học của giun đất ở vùng đồng bằng Sông Hồng”, Tạp chí sinh học, 4(3), tr. 22 - 25.
[2]. Thái Trần Bái, Phạm Hồng Hà (1984), “Thành phần loài và khả năng sử dụng giun đất ở Quảng Nam - Đà Nẵng”, Tạp chí khoa học và kĩ thuật nông nghiệp, tr. 516 - 620.
[3]. Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận (1988), Động vật học - phần động vật không xương sống, Nhà xuất bản Giáo dục, tr. 137 – 162.
[4]. Thái Trần Bái, Nguyễn Văn Cảnh, Samphon Keungphachanh (1995), “Về vấn đề sử dụng giun đất làm thuốc trong nhân dân ở Việt Nam và Lào”, Sinh thái học - Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, tr.31-34.
[5]. Thái Trần Bái (1996), “Giun đất và môi trường”, Sinh học ngày nay, tr. 39 - 41.
[6]. Thái Trần Bái (1997), “Vấn đề sử dụng giun đất trong phủ xanh đồi núi trọc nước ta”, Báo lâm nghiệp, (6), tr.14 - 16.
[7]. Trần Văn Chín (1968), Nhận xét về tác dụng trị bệnh của giun đất, Y học thực hành, (154), tr. 18 - 21.
[9]. Việt Chương (2001), Kĩ thuật nuôi trùn, giòi tạo thực phẩm bổ dưỡng cho gia súc gia cầm, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, tr. 7 - 46.
[10]. Nguyễn Văn Thuận (1994), Khu hệ giun đất ở Bình Trị Thiên, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Sinh học, Trường ĐHSP Hà Nội I, tr. 1-184.
[11]. Nguyễn Thị Tình (2007), Nghiên cứu thành phần loài và đăc điểm phân bố giun đất ở huyện Quỳnh Lưu và đảo Ngư – tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Huế.
[12]. Nguyễn Thanh Tùng (2007), Khu hệ giun đất ở vành đai sông Tiền, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[13]. Phòng tài nguyên môi trường huyện Hồng Ngự, Báo cáo cuối năm 2011.