Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh lớp 10 trong dạy học chương phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Năng lực giao tiếp toán học là một trong năm thành tố của năng lực toán học. Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép các thông tin toán học cần thiết; Trình bày, diễn đạt các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học; Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường; Thể hiện sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến toán học. Chương Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng với những đặc trưng về kí hiệu, hình vẽ, ngôn ngữ toán học; đặc biệt với nội dung mới được đưa vào là vận dụng kiến thức về tọa độ, đường thẳng, đường tròn, ba đường conic để giải các bài toán liên quan đến thực tiễn đã góp phần làm cho chương này có những lợi thế trong việc phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh. Bài viết xác định những biểu hiện của năng lực giao tiếp toán học trong chương Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng - Toán 10, tập 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) và đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học nội dung này.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
Biện pháp, Năng lực giao tiếp toán học, Phát triển năng lực giao tiếp toán học, Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018a). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018b). Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Duong Huu Tong, Bui Phuong Uyen, and Ngo Van Anh Quoc. (2021). The improvement of 10th students' mathematical communication skills through learning ellipse topics. Heliyon, 7(11), e08282. DOI: https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2021.e08282.
Inprasitha, M. (2012). Synthesis report format for academically in school management by using lesson study and open approach. Khon Kaen: Clungnanavitaya LDT.
Kiều Mạnh Hùng. (2020). Góp phần phát triển năng lực toán học cho học sinh dự bị đại học ở vùng Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Vinh, Nghệ An.
Lê Ngọc Sơn và Nguyễn Dương Hoàng. (2020). Một số vấn đề về lý luận và thực hành dạy học Toán. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
National Council of Teachers of Mathematics. (2000). Principles and standards for school mathematics. Reston, VA: Author.
Trần Kiều. (2014). Về mục tiêu môn Toán trong trường phổ thông Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục, 102, 1-5.
Trần Nam Dũng (Tổng chủ biên), Trần Đức Huyên (Chủ biên), Nguyễn Thành Anh, Vũ Như Thư Hương, Ngô Hoàng Long, Phạm Thị Thu Thủy. (2022a). Toán 10 (Tập 2 - Chân trời sáng tạo). TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Trần Nam Dũng (Tổng chủ biên), Trần Đức Huyên (Chủ biên), Nguyễn Thành Anh, Vũ Như Thư Hương, Ngô Hoàng Long, Phạm Thị Thu Thủy. (2022b). Toán 10 (Sách giáo viên - Chân trời sáng tạo). TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Vũ Thị Bình. (2016). Bồi dưỡng năng lực biểu diễn toán học và năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học môn Toán lớp 6, lớp 7. Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.