Vai trò của mảng văn học dịch trên Gia Định báo, Nông cổ mín đàmLục tỉnh tân văn với sự phát triển của văn học Việt Nam

Trần Huỳnh Tuyết Như1,2,
1 Nghiên cứu sinh, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
2 Postgraduate, Faculty of Literature, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Ho Chi Minh City, Vietnam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài báo sẽ tập trung khảo sát tình hình dịch các tác phẩm văn học phương Tây và Trung Quốc trên ba tờ báo để thấy rõ được vai trò tiên phong của báo chí, khi luôn là nơi đăng tải đầu tiên các tác phẩm văn học dịch. Cũng từ mảng văn học dịch, chúng ta cũng nhận thấy được một điểm độc đáo trong văn học Nam bộ lúc bấy giờ là dù sớm tiếp nhận những điều mới mẻ từ văn học phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại rất nhiều đặc trưng từ sự ảnh hưởng sâu đậm của văn học Trung Quốc. Bên cạnh đó, đội ngũ dịch giả vốn xuất thân đa dạng từ nhiều nghề nghiệp khác nhau, nhưng lại rất tiên phong trong quá trình chuyển ngữ các tác phẩm văn học, là một trong những yếu tố giúp họ rèn luyện kỹ năng, sáng tạo đa dạng hơn trong nghề viết văn, góp phần mang đến nhiều tác phẩm với nội dung và hình thức mới cho văn học hiện đại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bằng, G. (1993). Truyện Tàu với một số tiểu thuyết gia đầu tiên ở Việt Nam. Kiến thức ngày nay, (100), Thành phố Hồ Chí Minh, 44-245.
Trần, C. C. (1906). Diễn dịch, đặt đề, Nông cổ mín đàm, 260.
Võ, V. N. (2010). Văn học dịch ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, (13), 10.