Thủ pháp phân mảnh trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư

Trần Hoàng Tính1, Bùi Thanh Thảo1,
1 Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sau hơn 20 năm cầm bút với ý thức cách tân nghệ thuật không ngừng, Nguyễn Ngọc Tư đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong dòng chảy văn chương đương đại Việt Nam. Đến với tiểu thuyết, Nguyễn Ngọc Tư thể hiện nhiều màu sắc mới mẻ từ quan niệm nghệ thuật cho đến kĩ thuật viết. Vận dụng lí thuyết hậu hiện đại vào tìm hiểu tiểu thuyết của nhà văn, đặc biệt là khảo sát phương diện thủ pháp phân mảnh đã góp phần giải thích cho sự độc đáo, phong phú của các tác phẩm. Bài viết này tập trung nghiên cứu ba yếu tố: phân mảnh cốt truyện, phân mảnh nhân vật và phân mảnh không gian.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bùi, T. T., & Huỳnh, V. Đ. (2023). Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Xã hội và Nhân văn lần thứ I (Tập 1). Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ.
Đào, T. A. & cs. (Sưu tầm và biên soạn). (2003). Văn học hậu hiện đại thế giới - Những vấn đề lý thuyết. Hà Nội: NXB Hội nhà văn - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây.
Lê, B. H. & cs. (2000). Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lê, H. B. (2019). Văn học hậu hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn, H. T. A. (2012). Không gian mảnh vỡ trong tiểu thuyết Thành phố quốc tế của Don Delillo. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 72A (3), 19 - 25.
Nguyễn, T. (2013). Văn học hậu hiện đại - Diễn giải và tiếp nhận. Hà Nội: NXB Văn học.
Nguyễn, T. L. A. (2018). Nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Việt Nam.
Phạm, T. A. (2020). Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết Ruồng bỏ của John Maxwell Coetzee. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh, 49 (4B), 11-20.
Phương, L. (2011). Lý thuyết văn học hậu hiện đại. Hà Nội: NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Trần, Đ. S. (2017). Dẫn luận thi pháp học văn học. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Đại học Sư phạm.