Hướng dẫn kỹ năng thông tin theo khung năng lực số cho học viên cao học tại Trường Đại học Cần Thơ - thực trạng và giải pháp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trong kỷ nguyên số ngày nay, người dùng tin không chỉ tìm kiếm, khai thác, đánh giá và sử dụng nguồn tài nguyên thông tin vào hoạt động nghiên cứu, học tập mà người dùng tin còn tham gia vào môi trường số, tạo lập sản phẩm số, xuất bản thông tin số, quản trị nguồn thông tin số, phản biện nguồn thông tin số. Thư viện đại học với nhiệm vụ cung cấp các nguồn tài nguyên thông tin và hỗ trợ người dùng tin khai phá đào sâu kiến thức, hoạt động nghiên cứu, học tập và phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nghiên cứu này tìm hiểu về thực trạng hướng dẫn kỹ năng thông tin cho học viên cao học – gọi chung là người dùng tin tại trường Đại học Cần Thơ; sự cần thiết và phù hợp hướng dẫn kỹ năng thông tin nhằm giúp người dùng tin phát triển năng lực số. Dựa trên khung năng lực số, chúng tôi đề xuất nội dung hướng dẫn kỹ năng thông tin nhằm nâng cao năng lực số cho người dùng tin. Năng lực số giúp người dùng tin tham gia một cách tích cực và chủ động trên môi trường số. Nghiên cứu đã khảo sát 346 người dùng tin là học viên cao học năm học 2022-2023 và 2023-2024. Kết quả cho thấy, học viên cao học họ rất hứng thú khi được tiếp cận với nội dung hướng dẫn phát triển NLS. Họ vừa vận dụng vào hoạt động nghiên cứu học tập vừa phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp. Họ tham gia vào môi trường số một cách tích cực, chủ động và hữu ích cho hoạt động tự học suốt đời.
Từ khóa
Học viên cao học, khung năng lực số, kỹ năng thông tin, năng lực số, người dùng tin
Chi tiết bài viết

This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Council of Australian University Librarians. (2020). Digital dexterity champions role description. Council of Australian University Librarians.
Đinh, T. Q. (2016). Phát triển công tác đào tạo kỹ năng thông tin tại các trường đại học ở Việt Nam. Kỹ năng thông tin trong nghiên cứu. Hà Nội: Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đỗ, V. H., Trần, Đ. H., Nguyễn, T. K. D., Bùi, T. T., Nguyễn, T. K. L., Đào, M. Q., Đồng, Đ. H., Bùi, T. Á. T., Bùi, T. T. H., Trần, T. T. V., & Trịnh, K. V. (2021). Năng lực số 2021: Khung năng lực số dành cho sinh viên = Digital literacy 2021: A Digital literacy framework for students. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Eisenberg, M. B. (2008). Information literacy: Essential skills for the information age. DESIDOC Journal of Library & Information Technology, 28(2), 39-47. https://doi.org/10.14429/djlit.28.2.166
European Commission. (2019). Key competences for lifelong learning. Publications Office of the European Union. https://doi.org/10.2766/569540
Gross, M., & Latham, D. (2009). Undergraduate perceptions of information literacy: Defining, attaining, and self-assessing skills. College & Research Libraries, 70(4), 336-350. https://doi.org/10.5860/0700336
Hòa, T. Đ., & Hùng, Đ. V. (2021). Khung năng lực số cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số. Tạp Chí Thông Tin và Tư Liệu, 1, 12-21.
Huynh, P. D. (2023). Model of digital competence of students at higher education institutions: Survey at Nha Trang university. International Journal of Advanced Multidisciplinary Research and Studies, 3(5), 313-319.
Huỳnh, T. T. P. (2010). Công tác đào tạo kỹ năng thông tin tại Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ. Tạp Chí Thư Viện Việt Nam, 3(23), 19-22.
Law, N., Woo, D., Torre, J. de la, & Wong, G. (2018). A Global framework of reference on digital literacy skills for indicator 4.4.2. UNESCO Institute for Statistics.
Nguyen, T., McClelland, R., Pham, N., Dang, D., Hoang, P., Schrage, B., & Nguyen, L. (2021). Enhancing digital competence: Impacts and policy implications from a study in Vietnam. RMIT University Vietnam.
Sánchez-Caballé, A., Gisbert, M., & Esteve, F. (2020). The Digital competence of universitystudents: A systematic literature review. Aloma: Revista de Psicologia, Ciències de l’Educació i de l’Esport, 38, 63-74. https://doi.org/10.51698/aloma.2020.38.1.63-74
Trần, D. (2019). Đào tạo năng lực thông tin cho sinh viên đại học ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần, T. Q. (2016). Năng lực thông tin của sinh viên Việt Nam - Yếu tố quyết định đến sự thành công của việc sử dụng và xây dựng học liệu mở. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vũ, T. D., & Ngô, T. H. (2019). Mô hình và khung kiến thức số. Tạp Chí Thư Viện Việt Nam, 6, 27-33.
Vuorikari, R., Kluzer, S., & Punie, Y. (2022). DigComp 2.2: The Digital competence framework for citizens - With new examples of knowledge, skills and attitudes (Scientific Analysis or Review No. KJ-NA-31006-EN-N (online), KJ-NA-31006-EN-C (print)). Publications Office of the European Union. https://doi.org/10.2760/115376 (online),10.2760/490274 (print)
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Võ Văn Mấy Năm, Lê Thị Xuân An, Nguyễn Đăng Khoa, Lê Trọng Hiếu, Mức độ am hiểu và quan điểm về các chỉ số học thuật của giảng viên, nghiên cứu viên Trường Đại học Cần Thơ , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 41 (2019): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn