Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Cần Đước, tỉnh Long An

Đoàn Phạm Linh Phương1,2,
1 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Trường Tiểu học Long Trạch 1, tỉnh Long An, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong việc phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, đặc biệt là ở bậc tiểu học. Đây là giai đoạn quan trọng để hình thành nhận thức, nhân cách và kỹ năng sống cho trẻ em. Bài viết trình bày thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Cần Đước, tỉnh Long An, thông qua điều tra bằng bảng hỏi từ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của 11 trường tiểu học ở huyện Cần Đước. Kết quả khảo sát được xử lý số liệu theo thang đo 5 mức độ để tính tỉ lệ phần trăm; tính điểm trung bình; độ lệch chuẩn và xếp hạng. Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù công tác quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong thời gian qua được các nhà trường quan tâm, có những chuyển biến mới về kết quả nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong thời gian tới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông: Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018.
Đinh, T. K. T. (2014). Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - góc nhìn từ lí thuyết “Học tập trải nghiệm”. Kỉ yếu Hội thảo Quốc gia “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 37-44.
Lê, T. H. T. (2023). Quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội. Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Vinh.
Nguyễn, Q. C., & Nguyễn, T. M. L. (2010). Đại cương khoa học quản lý. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
Quốc hội. (2019). Luật số: 43/2019/QH14 Luật số: 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019, Luật
Giáo dục.