Phát triển năng lực sử dụng biện pháp nhân hóa để viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Hồ Thị Ngọc Thiện1,
1 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sử dụng biện pháp nhân hóa trong các bài viết văn miêu tả là một trong các biện pháp tu từ quan trọng giúp cho các bài văn vừa chân thực, chính xác lại vừa sinh động, có hồn. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy học sinh lớp 4 rất ít sử dụng biện pháp nhân hóa để viết bài văn miêu tả. Bài viết các em thể hiện rất ít hình ảnh nhân hóa, hoặc có cũng chỉ là gượng ép dẫn đến câu văn bị gò bó, không hay và không thể hiện được tính sáng tạo. Từ đó, các bài văn miêu tả của các em bị thiếu hình ảnh, câu văn thiếu tính tượng hình mà chỉ đơn điệu, liệt kê và đặc biệt hay dùng nhiều biện pháp so sánh để thay thế biện pháp nhân hóa làm cho bài văn trở nên khô khan, thiếu hình ảnh. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực sử dụng biện pháp nhân hóa để viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp nhằm góp phần hỗ trợ trong hoạt động giảng dạy cho giáo viên, đồng thời giúp học sinh có thể tự nhận diện và phát triển năng lực sử dụng biện pháp nhân hóa để viết bài văn miêu tả một cách hiệu quả hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Đào, D. A. (1998). Từ điển Hán Việt. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội.
Đinh, T. L. (2008). 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Đỗ, N. T., & Phạm, M. D (2003). Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Hoàng, P. (1997). Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: NXB Từ điển Bách khoa.
Nguyễn, T. L. K. (Chủ biên) (2023a). Tiếng Việt 4 (tập 1) (Bộ sách Chân trời sáng tạo). Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn, T. L. K. (Chủ biên) (2023b). Tiếng Việt 4 (tập 2) (Bộ sách Chân trời sáng tạo). Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.