Bước đầu tìm hiểu nhân vật “Yêu tinh Tokkebi” trong kho tàng truyện cổ tích Hàn Quốc

Lê Diễm Quỳnh1
1 HVCH, Trường ĐH KHXH&NV TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, việc dịch và nghiên cứu văn học Hàn Quốc tại Việt Nam ngày càng được các nhà nghiên cứu đón nhận và phát triển. Trong xu thế ấy, chúng tôi muốn góp sức mình vào việc nghiên cứu văn học dân gian Hàn Quốc, cụ thể là việc tìm hiểu kho tàng truyện cổ tích Hàn Quốc. Cũng giống như kho tàng truyện cổ tích các quốc gia khác trên thế giới, truyện cổ tích Hàn Quốc không chỉ đưa ta vào thế giới thần kỳ mà còn giúp khám phá những giá trị văn hóa đặc sắc của quốc gia ấy. Nếu như ở truyện cổ tích Việt Nam có hình ảnh miếng trầu, chiếc yếm đỏ là hình ảnh riêng có trong văn hóa Việt Nam, ở truyện cổ tích Hàn Quốc hình ảnh nhân vật “Yêu tinh Tokkebi”đã trở thành hình ảnh đặc trưng trong văn hóa của nhân dân Hàn Quốc. Nhân vật được xây dựng dựa trên những nét sáng tạo, độc đáo và trở thành một trong tám linh vật kỳ bí của quốc gia Hàn Quốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Đổng Chi (2015), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập I, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian - Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, NXB Giáo Dục, Hà Nội .
[3]. La Mai Thi Gia (2016), Motif trong truyện kể dân gian: Lý thuyết và ứng dụng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
[4]. Phan Thị Thu Hiền (2017), Hợp tuyển văn học dân gian Hàn Quốc, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
[5]. Phan Thị Thu Hiền (2017), Dạo bước vườn văn Hàn Quốc, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
[6]. Đặng Văn Lung (chủ biên) (1998), Truyện cổ Hàn Quốc, NXB Văn hóa dân tộc.
[7]. Nguyễn Công Lý (2007), Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam, Tài liệu giảng dạy cao học môn Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam.
[8]. Nguyễn Trường Tân (2011), Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
[9]. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.