So sánh các motif chính trong truyện cổ tích Hai cô gái và cục bướu của Việt Nam và Ông già và cục bướu của Hàn Quốc

Lê Diễm Quỳnh1
1 Học viên cao học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGTPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong kho tàng truyện cổ tích Hàn Quốc có rất nhiều câu chuyện tương đồng với truyện cổ tích Việt Nam, phải chăng là do đặc trưng của tính quốc tế trong thể loại cổ tích. Để tìm sự tương đồng ấy, dựa vào lí thuyết cấu trúc - chức năng của V.Ia. Propp, chúng tôi chọn so sánh vị trí các motif chính trong hai truyện cụ thể “Hai cô gái và cục bướu” của Việt Nam và “Ông già và cục bướu” của Hàn Quốc. Sở dĩ chúng tôi chọn hai truyện này là vì chúng có cùng thuộc kiểu truyện món quà của quỷ - một kiểu truyện hấp dẫn và đang đặt ra nhiều vấn đề để nghiên cứu. Thông qua việc so sánh chúng tôi muốn tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của các motif đã vận hành như thế nào trong truyện cổ tích của hai nước. Từ đó, rút ra những nhận xét khái quát nhất cho việc vận dụng lý thuyết thi pháp học truyện cổ tích vào việc nghiên cứu đối tượng cụ thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Đổng Chi (2015), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập I, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian - Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, NXB Giáo Dục, Hà Nội .
[3]. La Mai Thi Gia (2016), Motif trong truyện kể dân gian: Lí thuyết và ứng dụng, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Bích Hà (2010), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
[5]. Phan Thị Thu Hiền (2017), Giáo trình văn học Hàn Quốc, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[6]. Phan Thị Thu Hiền (2017), Dạo bước vườn văn Hàn Quốc, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
[7]. Quang Hùng (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
[8]. Đặng Văn Lung (chủ biên) (1998), Truyện cổ Hàn Quốc, NXB Văn hóa dân tộc.
[9]. V. IA. Propp (2003). Tuyển tập V.IA.Propp (Nhiều tác giả dịch), Tập I, NXB Văn hóa dân tộc - Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật, Hà Nội.
[10]. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
[11]. Nguyễn Trường Tân (2011), Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.