Đa dạng loài và phân bố của giun đất ở đảo Phú Quốc, Việt Nam

Trịnh Thị Kim Bình1
1 Trường Đại học Kiên Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giun đất ở Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) được khảo sát trên 32 điểm thu mẫu ở 2 sinh cảnh rừng tự nhiên và đất trồng. Kết quả ghi nhận 16 loài giun đất thuộc 4 giống và 3 họ. Trong đó, 13 loài lần đầu ghi nhận ở khu vực nghiên cứu là Metaphire houlleti, M. posthuma, M. planata, M. bahli, Amynthas sp.1, A. sp.2, A. sp.3, A. sp.4, A. sp.5; Metaphia sp.1, M. sp.2, M. sp.3 và Drawida sp. Trong ba họ thu được, Megascolecidae chiếm ưu thế tuyệt đối với 14 loài (chiếm 87,50%); Rhinodrilidae và Moniligastridae mỗi họ 1 loài (6,25%). Trong 4 giống thu được, Metaphire chiếm ưu thế với 9 loài, Amynthas với 5 loài. Pontonscolex corethrurus, M. bahli và M. planata có độ phong phú cao nhất. Độ tương đồng về thành phần loài giữa hai sinh cảnh cao (> 80%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Thái Trần Bái, Huỳnh Thị Kim Hối và Nguyễn Đức Anh (2004), “Một vài nhận định về giun đất trên các đảo phía nam Việt Nam”, Trong: Kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ 3: Những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống, tr. 757-761.
[2]. Easton, E. G. (1979), “A revision of the 'acaecate' earthworms of the Pheretima group (Megascolecidae: Oligochaeta): Archipheretima, Metapheretima, Planapheretima, Pleionogaster and Polypheretima”, Bull. Br. Mus. Nat. Hist. Zool, (35), pp. 1-126.
[3]. Gates G. E. (1972), “Burmese Earthworms - An introduction to the systematics and biology of megadrile oligochaetes with special reference to southeast Asia”, Trans. Am. Phil. Soc., New Series, (62), pp. 1-326.
[4]. Michaelsen W. (1934), “Oligochäten von Französisch-Indochina”, Archive de Zoologie Expérimentale et Générale, (76), pp. 493-546.
[5]. Sims, R. W., Easton, E. G. (1972), “A numerical revision of the earthworm genus Pheretima auct. (Megascolecidae: Oligochaeta) with the recognition of new genera and an appendix on the earthworms collected by the Royal Society North Borneo Expedition”, Biological Journal of the Linnean Society, (4), pp. 169-268.
[6]. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Lê Huỳnh, Phạm Xuân Hậu, Hoàng Phúc Lâm và Nguyễn Thị Sơn (2006), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam (Tập 5), NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 167-168.
[7]. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Lê Huỳnh, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Quý Thao, Nguyễn Thị Sơn, Hoàng Phúc Lâm, Trần Ngọc Điệp và Thành Ngọc Linh (2010), Việt Nam các tỉnh và thành phố, NXB Giáo dục, Việt Nam, tr. 801-805.
[8]. Nguyễn Thanh Tùng (2014), “Danh lục và một số nhận xét về tính chất khu hệ giun đất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (32), tr. 106-119.
[9]. Nguyen T. T., Nguyen A. D., Tran T. T. B., Blakemore R. J. (2016), “A comprehensive checklist of earthworm species and subspecies from Vietnam (Annelida: Clitellata: Oligochaeta: Almidae, Eudrilidae, Glossoscolecidae, Lumbricidae, Megascolecidae, Moniligastridae, Ocnerodrilidae, Octochaetidae)”, Zootaxa, (4140), pp. 1-92
[10]. Tung T. Nguyen, Kim-Binh T. Trinh, Hong-Lan T. Nguyen & Anh D. Nguyen (2017), “Earthworms (Annelida: Oligochaeta) from islands of Kien Hai District, Kien Giang Province, Vietnam, with descriptions of two new species and one subspecies”, Journal of Natural History, (51), pp. 15-16, 883-915.
[11]. Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Quốc Nam, Trương Thúy Ái và Nguyễn Phúc Hậu (2017), “Đa dạng loài và đặc điểm phân bố giun đất ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (Số 53A), tr. 96-107.