Những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của vè kể vật ở miền Tây Nam Bộ

Lê Thị Thanh Hồng1, Trần Văn Tuấn1
1 Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài viết nêu lên những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của loại vè kể tên các sự vật quen thuộc của vùng đất Tây Nam Bộ. Xét về mặt nghệ thuật, tuy không có những lời lẽ trau chuốt, bóng bẩy nhưng loại vè này cũng có những những nét đặc sắc riêng. Đó là các tác giả dân gian đã khéo léo vận dụng những đặc điểm của tiếng Việt như từ đồng âm, từ đồng nghĩa, miêu tả đặc điểm của đối tượng… ngoài ra có những bài được kết cấu theo kiểu thắt - mở, kiểu nói ngược. Chính những đặc điểm nghệ thuật này đã tạo cho những bài vè kể vật ở miền Tây Nam Bộ có những nét riêng mà khi tìm hiểu, khi thưởng thức ai cũng nhận ra đây là sản phẩm văn học dân gian của một địa phương mà không nhầm lẫn với những sáng tác dân gian của một vùng miền nào khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Lê A (chủ biên), Tiếng Việt - Tài liệu đào tạo giáo viên, NXB Giáo dục và NXB Đại học Sư phạm.
[2]. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục.
[3]. Nguyễn Thiện Giáp (2010), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục.
[4]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.
[5]. Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Cần Thơ (1999), Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Giáo dục.
[6]. Trần Gia Linh (2007), Kho tàng đồng dao Việt Nam, NXB Giáo dục.
[7]. Huỳnh Ngọc Trảng (2006) , Vè Nam Bộ, NXB Tổng hợp Đồng Nai.