Thu nhận dịch chiết giàu anthocyanin từ đài hoa bụp giấm và ứng dụng để tạo màu cho kẹo dẻo

Trần Ái Lan1, Phan Ngọc Hòa1, Phạm Lê Diệu Hiền1
1 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài báo nghiên cứu phương pháp thu nhận dịch chiết từ đài hoa bụp giấm mục đích để tạo màu tự nhiên cho kẹo dẻo. Quy trình trích ly bằng nước (có và không có sự hỗ trợ của enzyme Pectinex Ultra SP-L) được khảo sát với các thông số tỷ lệ bụp giấm/nước, pH, nhiệt độ, thời gian, tỷ lệ enzyme. Dịch chiết thu được dùng để tạo màu cho kẹo dẻo. Tỷ lệ phối trộn dịch chiết vào kẹo được khảo sát và đánh giá cảm quan chất lượng của sản phẩm. Kết quả đạt được đối với phương pháp trích ly bằng enzyme Pectinex Ultra SP-L với hàm lượng 0,18% v/w, tỷ lệ bụp giấm: nước là 1:30 (w/w), pH 3,4 trong 75 phút ở 54oC. Khi phối trộn theo tỷ lệ dịch chiết: đường là 30/45 ml/g để tạo màu cho kẹo thì sản phẩm cho màu sắc đạt mức yêu thích khá tốt.
Từ khóa: cây bụp giấm, đài hoa bụp giấm, enzyme Pectinex Ultra SP-L, kẹo dẻo, anthocyanin.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Azza A. Abou-Arab, Ferial M. Abu-Salem and Esmat A. Abou-Arab (2011), “Physico- chemical properties of natural pigments (anthocyanin) extracted from Roselle calyces (Hibiscus subdariffa)”, Journal of American Science, (7), p. 445-456. [2]. Arueya G. L., Akomolafe B. O (2014), “Stability Studies of Microencapsulated Anthocyanins of Roselle (Hibiscus Sabdariffa L) In Native Starch and Its Potential Application in Jam Production”, Journal of Environmental Science, Toxicology and Food Technology, (8), p. 112-122. [3]. Bradley R. L., S. Suzanne Nielsen (2009), Food Analysis, Springer, New York. [4]. Huỳnh Thị Kim Cúc, Phạm Châu Huỳnh, Nguyễn Thị Lan, Trần Khôi Uyên (2004), “Xác định hàm lượng anthocyanin trong một số nguyên liệu rau quả bằng phương pháp pH vi sai”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 3 (7), tr. 47-54. [5]. Eriksson L. (2008), Design of Experiments: Principles and Applications, Umetrics Academy, Sweden. [6]. Nguyễn Thị Hiển, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Loan (2012), “Chiết tách anthocyanin từ đài hoa hibiscus sabdariffa - ứng dụng để sản xuất giấy chỉ thị phát hiện nhanh hàn the trong thực phẩm”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10 (5), tr. 738-746. [7]. Mgaya B. K. , Remberg S, Chove B and W. T (2014), “Physio-chemical, mineral composition and antioxidant properties of roselle (Hibiscus Sabdariffa L.) extract blended with tropical fruit juices”, African Journal of Food, Agriculture, Nutrition and Development, (14), p. 8963- 8978.
[8]. Tôn Nữ Minh Nguyệt và cộng sự (2009), Công nghệ chế biến rau trái, Tập 1, NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. [9]. Phạm Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Hữu Cường, Lê Trần Bình (2011), “Tách chiết và phân tích hàm lượng anthocyanin từ các mẫu thực vật khác nhau”, Tạp chí Sinh học, 33 (4), tr. 79-85. [10]. Lê Ngọc Tú và các cộng sự (2000), Giáo trình hóa sinh công nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.