Đánh giá chất lượng nước theo sinh cảnh tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

Lý Văn Lợi1, , Trương Hoàng Đan1, Dương Văn Ni1
1 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng và phân tích xu thế thay đổi chất lượng nước tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (VQGTC) để từ đó đánh giá các tác động đến quần thể Sếu đầu đỏ. Nghiên cứu đã phân tích 08 chỉ tiêu chất lượng nước trên 60 mẫu nước được thu thập trong hai mùa tại 10 sinh cảnh khác nhau của VQGTC. Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước ở vùng lõi và vùng đệm VQGTC bị ô nhiễm hữu cơ. Trên các sinh cảnh vùng lõi ghi nhận chỉ số DO có xu hướng giảm vào mùa khô và thấp hơn so với nghiên cứu năm 2006, có nguy cơ thiếu oxy cho các loài thủy sinh. Chỉ số EC ở vùng đệm khá cao chỉ thị việc sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc hóa học… đây là nguồn ô nhiễm tiềm năng cho vùng lõi VQGTC. Giá trị pH cao cùng với chế độ ngập sâu liên tục đã gây ra các tác động đến quần thể năng kim đe dọa đến nguồn thức ăn của Sếu đầu đỏ. VQGTC cần phải thực hiện quan trắc chất lượng nước thường xuyên để phát hiện kịp thời sự xâm lấn của các nguồn ô nhiễm từ bên ngoài. Ngoài ra, cần có chế độ kiểm soát nước cho khu vực có nguồn thức ăn của Sếu để đảm bảo đủ nguồn thức ăn thu hút sự trở lại của Sếu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. (2007). Sách Đỏ Việt Nam (Phần I. Động vật). Hà Nội: NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2015). QCVN 08 – MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật về đánh giá chất lượng nước mặt.
Huỳnh, T. S., Trương, T. N., & Lê, N. Q. (2016). Khảo sát đặc điểm thích nghi của năng kim (Eleocharis ochrostachys) và năng ống (Eleocharis dulcis) với môi trường đất tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề Nông nghiệp (4), 134-141. https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2016.112.
IUCN. (2018). The IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập từ https://www.iucnredlist.org/
Ni V. D., Shulman D., Thompson J., Triet T., Truyen T., & Schans V. D. M. (2006). Integrated water and fire management strategy Tram Chim National Park. Cần Thơ: Trường Đại học Cần Thơ.
Khả, T. K. T. (2018). Đánh giá hiện trạng và xây dựng bản đồ chất lượng đất nước, ở khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam.
Kumar, A., & Kanauji, S. (2017). Population dynamics of Indian sarus crane, Grus antigone antigone (Linnaeus, 1758) in and around alwara lake of Kaushambi district (Uttar Pradesh), India. International Journal of Biological Research, 4(2), 206-210. https://doi.org/10.14419/ijbr.v4i2.6590.
Lê, T. (1997). Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Phan, V. M., Đỗ, T. T. H., & Lê, X. C. (2012). Đa dạng sinh học, tác động và đề xuất biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực thị trấn Tràm Chim và lân cận huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà nội.
Trần, T., Nguyễn, T. T., Nguyễn, P. N., Dương, N. D., Trần, P. H., & Mark, D. (2002). Khảo sát mối tương quan giữa thành phần thủy sinh vật và điệu kiện lý hóa tính của môi trường nước tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo Tổng kết đề tài. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp. 363 trang.
Trương, T. N., & Võ, N. T. (2012). Đặc điểm sinh học và môi trường sống của sen (Nelumbo nucifera), súng (Nymphaea pubescens), rau tràng (Nymphoides indica) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 23a, 294-301.
Trương, T. N., Lê, A. T., & Lê, V. B. (2013). Phân bố của các loài thực vật thân thảo theo độ sâu ngập nước ở khu đa dạng sinh học A1 Vườn Quốc gia Tràm Chim. Tạp chí Khoa học đất, 44, 51-55.
Verma, A. K., & Parakashi, S. (2016). Selective behaviour of indian Sarus crane in choosing plant species for nest construction in and around Alwara lake ofdistrict Kaushambi (u.p.), India. International Journal of Zoology and Research, 6(3), 1-6.
Võ, Q. M., & Phạm, T. V. (2015). Sử dụng có hiệu quả đất phèn, mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong Vũ Năng Dũng (Biên tập), Hội thảo quốc gia Đất Việt Nam – Hiện trạng sử dụng và thách thức (167 – 1174). Hà Nội: NXB Nông nghiệp