Đánh giá sự khác biệt về chỉ tiêu môi trường đất ở các sinh cảnh khác nhau tại vùng Cù Lao Dung
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm so sánh các chỉ tiêu: pH, nồng độ muối hòa tan, % nitơ tổng, % photpho tổng, % kali tổng có trong đất, trong mùa mưa tại huyện Cù Lao Dung, dựa trên sáu sinh cảnh được lựa chọn đại diện là Ao tôm, Bưởi, Dừa nước, Mía và Ớt. Thí nghiệm được tiến hành vào mùa mưa thời gian cụ thể là tháng 10/2019. Tại các vị trí đại diện, tiến hành thu ba mươi mẫu đất từ xã An Thạnh II đến xã An Thạnh Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ muối hòa tan trong đất trung bình là 3,51‰, nằm trong ngưỡng cho phép nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giá trị pH trung bình của đất tại khu vực nghiên cứu dao động từ 4,4 - 5,87, được đánh giá là đất chua. Đất tại khu vực nghiên cứu được đánh giá là giàu đạm, nghèo lân và cần có biện pháp cải tạo phù hợp. Riêng với giá trị kali đo được cao hơn nhiều so với đạm và lân do người dân bón phân giảm mặn. Sự chênh lệch không đồng đều giữa các chỉ tiêu trong đất có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của từng các loại cây tại các sinh cảnh được chọn để nghiên cứu nói riêng và toàn bộ vùng Cù Lao Dung nói chung.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
Chỉ tiêu môi trường đất, Cù Lao Dung, sinh cảnh
Tài liệu tham khảo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2006). Đất và dinh dưỡng đất. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp.
Bộ Tài nguyên Môi trường. (2020). Xâm nhập mặn hoành hành ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Tài nguyên Môi trường. Truy cập từ: http://kttvqg.gov.vn/kttv-voi-san-xuat- va-doi-song-106/xam-nhap-man-hoanh- hanh-o-dong-bang-song-cuu-long.
Lê, T. A. (2015). Phân tích sinh kế nông hộ nuôi tôm biển ở huyện Cù Lao Dung. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cần Thơ.
Lê, H. (2018). Bón vôi cho cây ăn trái sao cho hiệu quả. Công nghệ xanh. Truy cập từ: https://sinhhocvietnam.vn/bon-voi-hieu- qua-va-dung-cach-danh-cho-cay-an-trai.
Nguyễn, T. K. L. (2014). Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện Cù Lao Dung - tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn, N. A. (2020). Những vấn đề về nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam. Truy cập từ: https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3044/nhung-van- de-ve-nuoc-o-dong-bang-song-cuu-long.
Nguyễn, D. C. (2009). PRA - đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân. Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp.
Nguyễn, V. Đ. T., & Võ, N. S. (2016). Đất nhiễm mặn và Phương pháp sử dụng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn, D. T. (2016). Gen chịu mặn và nông nghiệp nước muối. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nghệ An, (1), 33.
Trương, T. N., & Võ, T. T. H. (2013). Đa dạng sinh học rừng ngập mặn tại Cù Lao Dung - Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, (41), 68.
Trương, H. T. (2009). Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến môi trường. Truy cập từ: https://www.mard.gov.vn/Pages/ anh-huong-cua-viec-su-dung-phan-bon- den-moi-truong.
Trường, T. (2020). Cù Lao Dung khẩn trương ứng phó xâm nhập mặn. Giáo dục và thời đại. Truy cập từ: https://giaoducthoidai.vn/ cu-lao-dung-khan-truong-ung-pho-xam- nhap-man.
Trần, T. T. T., & Hoàng, T. M. L. (2016). Nghiên cứu khả năng hấp phụ và cung cấp photpho dễ tiêu cho cây cam ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, (1S), 363-369.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Lý Văn Lợi, Huỳnh Lê Mỹ Hạnh, Hiện trạng nguồn tài nguyên nước ngọt sử dụng tại cộng đồng vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Thượng , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 2 (2023): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Việt)
- Lý Văn Lợi, Trương Hoàng Đan, Dương Văn Ni, Đánh giá chất lượng nước theo sinh cảnh tại Vườn Quốc gia Tràm Chim , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 8 (2023): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Việt)
- Trần Thảo Vy, Huỳnh Cảnh Thanh Lam, Nguyễn Trường Thọ, Lê Anh Tuấn, Trương Hoàng Đan, Đánh giá diễn biến chất lượng nước xả ao nuôi cá tra (Pangasianodon Hypophthalmus) bằng mô hình đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm phương nằm ngang kết hợp trồng cỏ vetiver (Vetiveria Zizanioides L) , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 32 (2018): Phần B - Khoa học Tự nhiên