Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở theo chuẩn chức danh nghề nghiệp dựa vào mô hình phát triển nguồn nhân lực
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trong bối cảnh, bậc học trung học cơ sở đang triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi người giáo viên phải đáp ứng được năng lực dạy học theo Chương trình mới. Thêm vào đó, những quy định mới về quản lý giáo viên theo vị trí việc làm bắt buộc các nhà quản lý giáo dục mà trực tiếp là Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở phải xác định được cách tiếp cận phù hợp để phát triển đội ngũ giáo viên của đơn vị mình. Trong phạm vi bài báo, trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm liên quan đến đội ngũ giáo viên trung học cơ sở, tác giả đã đề xuất hướng tiếp cận phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn chức danh nghề nghiệp dựa vào mô hình phát triển nguồn nhân lực. Tùy vào điều kiện thực tế của từng địa phương, từng đơn vị để vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp và khoa học hướng tiếp cận này.
Từ khóa
Chuẩn chức danh nghề nghiệp, giáo viên, nguồn nhân lực, phát triển, trung học cơ sở.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Ban Chấp hành Trung ương Đảng. (2019). Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập, ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021.
Bùi Hiền và các tác giả. (2001). Từ điển Giáo dục học. Hà Nội: NXB Từ điển Bách khoa.
Bùi Minh Hiền (Chủ biên). (2006). Quản lý giáo dục. Hà Nội: NXB Đại học sư phạm.
Hà Đức Đà. (2016). Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc. Luận án Tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Leonard Nadlerr. (1980). Corporate Human Resources Development: A Management Tool. American Society for Training and Development, The University of Michigan.
Nguyễn Lộc. (2006). Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, mã số B2006-37-02TĐ, Hà Nội.
Nguyễn Minh Đường. (2012). Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 76, tháng 01.
Nguyễn Phúc Châu. (2010). Quản lý nhà trường. Hà Nội: NXB Đại học sư phạm.
Nguyễn Tiến Hùng. (2014). Quản lý nguồn nhân lực chiến lược dựa vào năng lực. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 110.
Phạm Thành Nghị. (2006). Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.
Phan Văn Kha. (2002). Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.18.
Phan Văn Nhân. (2002). Trung tâm phát triển nguồn nhân lực: Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XII. (2010). Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2014). Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ngày 28/11/2014.
Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XIV. (2019). Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Lê Thị Như Lựu, Phạm Phương Tâm, Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 13 Số 04S (2024): Số Đặc biệt chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)