Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học, ký chủ và khả năng ăn mồi của bọ rùa Coccinella transversalis trên rau màu
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Kết quả khảo sát ghi nhận chu kì sinh trưởng của Coccinella transversalis biến động từ 25-66 ngày, thời gian ủ trứng là 3,69 ngày, giai đoạn ấu trùng là 11,6 ngày (có 4 tuổi), thời gian làm nhộng là 3,27 ngày. Tuổi thọ của thành trùng đực và thành trùng cái lần lượt là 18,1 ngày và 29 ngày với thời gian tiền đẻ trứng là 3-5 ngày. Con cái đẻ trứng trung bình là 212 trứng, với tỉ lệ trứng nở khá cao (80,12%). Tần số xuất hiện của bọ rùa C. transversalis trên cây bầu và cây ớt nhiều nhất. Bọ rùa C. transversalis có khả năng ăn rầy mềm (Aphis craccivora và Aphis glycines) ở cả 4 giai đoạn ấu trùng và thành trùng. Bọ rùa C. transversalis tỏ ra có triển vọng trong công tác phòng trừ sinh học rầy mềm.
Từ khóa
Coccinella transversalis, Aphis craccivora, Aphis glycines, sự phát triển, thiên địch, bọ rùa bắt mồi, rầy mềm
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
[2]. Nguyễn Trọng Nhâm và Nguyễn Thị Thu Cúc (2009), “Sự đa dạng và phong phú của bọ rùa (Coccinellidae) trên một số loại cây trồng tại thành phố Cần Thơ”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (số 11), tr. 196-205.
[3]. Nguyễn Xuân Thành (2009), Atlas côn trùng Việt Nam: Côn trùng gây hại và thiên địch của chúng trên cây thực phẩm (Tập 1), NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Trần Văn Khải, Năng suất và chất lượng các giống nấm bào ngư được trồng tại An Giang , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 11 Số 2 (2022): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Việt)
- Trần Văn Khải, Nguyễn Thị Ngọc Giang, Hiệu quả phòng trừ côn trùng hại trên cây cà chua bi bằng các dịch trích thảo mộc tại Khu Thực nghiệm, Trường Đại học An Giang , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 9 Số 3 (2020): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Việt)