Ảnh hưởng của loại hóa chất, nồng độ hóa chất và thời gian khử trùng đến kết quả tạo mẫu sạch Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata)

Hồ Ngọc Sơn1, Nguyễn Thị Thoa1, Lê Văn Phúc1
1 Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) là nguồn gen quí hiếm được xếp vào nhóm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Sử dụng phương pháp nhân giống in vitro để bảo tồn và phát triển loài là cần thiết. Trong nghiên cứu này, đoạn thân non và đỉnh sinh trưởng cây Sa mộc dầu được nghiên cứu khử trùng để tạo vật liệu ban đầu cho nuôi cấy in vitro. Thí nghiệm được thực hiện với NaClO 20%; 30%; 40% trong thời gian 10-40 phút; H20210%, H20220% trong thời gian 10-40 phút; Ca (ClO)2 5%; 10%; 15% trong thời gian 10-20 phút, HgCl0,1%, 0,15%, 0,2% trong thời gian 5-15 phút. Kết quả cho thấy khử trùng với HgCl­0,1% trong thời gian 10 phút cho hiệu quả vô trùng mẫu cao nhất, đạt 73,33%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Lê Trần Bình (1997), Công nghệ sinh học thực vật trong cải tiến của cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà nội.
[2]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần II -Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
[3]. Nguyen Tien Hiep, Nguyen Duc To Luu, Philip Ian Thomas, Aljos Farjon, Leonid Averyanov and Jacinto Regalado Jr. (2004), Vietnam Conifers onservation status review, Fauna & Flora International, Vietnam Programme, 128p
[4]. Nguyễn Công Hoan (2015), Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và kỹ thuật gieo ươm Sa mộc dầu (Cuninghamia konishii Hayata) từ hạt tại Khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh, tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
[5]. Nguyễn Văn Sinh (2009), “Một số dẫn liệu về đặc điểm sinh thái, phân bố và bảo tồn loài Sa mu dầu tại Vườn Quốc gia Pù Mát”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.