Phân tích thực hành dạy học của giáo viên: trường hợp dạy học lập phương trình đường tròn

Dương Hữu Tòng1, , Trần Thị Thuý An2, Dương Thị Ngọc Dung3, Lê Thanh Điền3, Trần Thị Hoa3, Lê Mộng Khanh3, Huỳnh Thị Diễm Kiều3, Lê Thanh Sử3, Nguyễn Văn Viếng3
1 Trường Đại học Cần Thơ
2 Học viên Trường Đại học Cần Thơ
3 Học viên, Trường Đại học Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài báo đề cập một công cụ của lý thuyết nhân học trong Didactic toán nhằm phân tích thực hành dạy học của giáo viên. Theo quan điểm này, chúng tôi phân tích và đánh giá quá trình dạy học các tổ chức toán học về lập phương trình đường tròn. Kết quả cho thấy rằng các tổ chức toán học này được nghiên cứu một cách rõ ràng qua những bài tập cụ thể và các thời điểm diễn ra tương đối đầy đủ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Annie Bessot, Claude Comiti, Lê Thị Hoài Châu, Lê Văn Tiến (2009), Những yếu tố cơ bản của Didactic Toán, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
[2]. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên) (2008), Hình học 10, NXB Giáo dục Việt Nam.
[3]. Đào Hồng Nam (2011), “Phân tích thực hành hoạt động giảng dạy của giảng viên qua tiết học về mô hình ngưỡng P-K”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, (số 28), tr. 71-80.
[4]. Lê Văn Tiến (2005), Phương pháp dạy học môn toán ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.