Nghiên cứu chế biến sữa hạt sen
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát các thông số tối ưu để tạo ra sản phẩm sữa hạt sen có hương vị mới lạ, thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và có thể bảo quản trong thời gian dài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hạt sen sau khi bóc vỏ cứng, vỏ lụa và loại bỏ tim sen được chần ở 85 - 90oC trong 60 giây giúp vô hoạt enzyme gây hóa nâu. Tỷ lệ hạt sen và nước khi xay là 1:5 cho sản phẩm có giá trị cảm quan tốt và hiệu quả kinh tế cao. Khi thủy phân dịch sữa hạt sen với lượng enzyme amylase 0,1% (sử dụng hỗn hợp α-amylase và glucoamylase với tỷ lệ 1:1) ở 80 - 85oC trong 90 phút sẽ tạo ra sản phẩm có màu vàng sáng đặc trưng, trạng thái đồng nhất, ít bị tách lớp, hương vị thơm ngon. Dịch sữa được bổ sung đường đạt độ Brix 14 - 15% sẽ có vị hài hòa. Sản phẩm được tiệt trùng ở 115oC trong thời gian 15 phút sau 3 tuần bảo quản vẫn chưa nhận thấy hiện tượng hư hỏng.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
[2]. Duy Hùng (20/7/2012), Phát hiện thêm nhiều tác dụng chữa bệnh của hạt sen [trực tuyến]. Báo Bắc Giang. Đọc từ: http://www.baobacgiang.com.vn/285/94934/ Phat_hien_them_nhieu_tac_dung_chua_benh_của_hat_sen.bgo (đọc ngày 16/02/2013).
[3]. Lê Bạch Tuyết (1994), Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm. ĐH Cần Thơ.
[4]. Lê Mỹ Hồng (2005), Giáo trình Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp, ĐH Cần Thơ.
[5]. Nguyễn Đình Thưởng (1986), Nước giải khát, Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật.
[6]. Nguyễn Phước Tuyên (2008), Kỹ thuật trồng sen, NXB Nông nghiệp.