Ảnh hưởng của các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng đến quá trình chuyển tải phù sa của sông: ví dụ tại Trạm thủy văn Hà Nội

Đặng Thị Hà1
1 Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này dựa trên số liệu hàng năm lưu lượng nước và tải lượng phù sa của sông Hồng tại trạm Hà Nội trong giai đoạn 1960-2010. Các kết quả chỉ ra rằng, trong giai đoạn quan trắc, lưu lượng nước dao động từ 2665m3/s đến 5058m3/s và tải lượng phù sa dao động từ 12×106 tấn/năm đến 201×106 tấn/năm. Mặc dù tải lượng phù sa phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện thủy văn nhưng khi các hồ chứa trên lưu vực sông đi vào hoạt động thì tải lượng phù sa đã giảm đáng kể. Cụ thể là sau năm 1989 (hồ Hòa Bình đi vào hoạt động), tải lượng phù sa giảm từ 120×106 tấn/năm xuống 58×106 tấn/năm và sau khi hai hồ Tuyên Quang và Đại Thị đi vào hoạt động (năm 2007), tải lượng phù sa chỉ còn 19.7×106 tấn/năm. Điều đó cho thấy tác động mạnh mẽ của các hồ chứa lên tải lượng phù sa tự nhiên của sông Hồng, gây ảnh hưởng đến quá trình bồi đắp ở đồng bằng, xói mòn vùng cửa sông và cân bằng hệ sinh thái trên toàn lưu vực sông.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Dai S.B., Yang S.L. và Li M. (2009). “The sharp decrease in suspended sediment supply from China’s rivers to the sea: anthropogenic and natural causes”. Hydrological Sciences Journal (54), 135-146.
[2]. Dang T.H., Coynel A., Orange D., Blanc G., Etcheber H. và Le L.A. (2011) “Long-term monitoring (1960-2008) of the river- sediment transport in the Red River Watershed (Vietnam): temporal variability and dam impact”. Science of the Total Environment (số 408), tr. 4646-4664.
[3]. Dang T.H. (2011). Erosion and tranferts de metieres en suspension, carbone et metaux dans le bassin versant du Fleuve Rouge depuis la frontiere sino-vietnamienne jusqu’a l’entree du delta. Luận án Tiến sỹ, Đại học Bordeaux 1, Pháp.
[4]. Kao S.J. và Liu K.K (1996). “Particulate organic carbon export from a subtropical mountainous river (Lanyang His) in Taiwan”. Limnology and Oceanography (số 41), tr. 1749-1757.
[5]. Milliman J.D. và Syvitski J.P.M. (1992). “Geomorphic/Tectonic control of sediment discharge to the Ocean: The importance of small mountainous river”. The Journal of Geology (số 100), tr. 525-544.
[6]. Milliman J.D., Farnsworth K.L., Jones P.D., Xu K.H. và Smith L.C. (2008). “Climatic and anthropogenic factors affecting river discharge to the global ocean, 1951-2000”. Global and Planetary Change (số 62), tr.187-194.
[7]. Milliman J.D. và Meade R.H. (1983). “World-wide delivery of river sediment to the oceans”. The journal of Geology (số 91), tr. 1-21.
[8]. Lu X. và Jiang T. (2009). “Larger Asian rivers: Climate change, river flow and sediment flux”. Quaternary International (số 208), tr. 1-3.
[9]. Schafer J., Blanc G., Maillet N, Maneux E., Etcheber H. (2002). “Ten years observation of the Gironde tributary fluvial system : fluxes of suspended matter, particulates organic carbon and cadmium”. Marine Chemistry (số 79), tr. 229-242.