Ảnh hưởng của các mô hình canh tác nông nghiệp đến hàm lượng chất hữu cơ và đạm trong đất ở núi Dài tỉnh An Giang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Việc chuyển đổi các kiểu sử dụng đất bằng những mô hình canh tác khác nhau trên vùng đất dốc có thể sẽ giảm một lượng lớn dinh dưỡng đặc biệt là hàm lượng chất hữu cơ và đạm trong đất . Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mô hình canh tác nông nghiệp đến hàm lượng chất hữu cơ và đạm trong đất khu vực núi Dài, tỉnh An Giang. Nghiên cứu được thực trên 3 mô hình canh tác chuyển đổi từ đất rừng tự nhiên sang các mô hình vườn rừng hoặc rừng trồng hoặc chuyên vườn lần lượt ở 2 độ sâu gồm là tầng 0- 20 cm và 20- 50 cm. Mẫu đất được phân tích các chỉ tiêu hóa học bao gồm pH, EC, chất hữu cơ và hàm lượng đạm tổng số. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên đất vườn rừng hàm lượng chất hữu cơ đạt thấp nhất (3,1%) so với mô hình có xen canh với rừng (4,3%) ở cả 2 tầng 0-20 và 20-50 cm. Hàm lượng đạm tổng số trên đất vườn đạt thấp (0,1%) hơn trên đất rừng trồng (0,2%) ở độ sâu 0-50 cm. Như vậy, trên đất dốc hoặc đất đồi núi nên có sự xen canh vườn rừng hoặc duy trì diện tích đất rừng để bảo vệ chất lượng đất.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
An Giang, chất hữu cơ, đất dốc, hàm lượng đạm trong đất, kiểu sử dụng đất
Tài liệu tham khảo
Hanim, A. N., Muhamad, A. N., Ahmed, O. H., Susilawati, K., & Khairulmazmi, A. (2012). Physico-chemical properties of indigenous micro organism-composts and humic acid prepared from selected agro-industrial residues. African Journal of Biotechnology, 11(34), 8456–8463.
Hoàng, T. H. N., Nguyễn, M. H., & Vũ, T. T. H. (2020). Hàm lượng dinh dưỡng trong đất trồng cây ăn quả và cây dược liệu vùng tây Thanh Hóa - Nghệ An. Bản B Của Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 62(2), 44–48.
Huỳnh, V. C., Nguyễn, B. N., & Nguyễn, T. M. X. (2018). Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, 2(3), 857. DOI: 10.46826/huaf-jasat.v2n3y2018.185.
Lê, P. C. L., & Trần, T. T. M. (2012). Đánh giá tiềm năng thoái hóa đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 74A(5), 77–84.
Nguyễn, Đ. T. (2003). Điều tra thảm thực vật rừng tỉnh An Giang. Báo cáo đề tài khoa học, Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang. 92 trang.
Nguyen, T. H. L., Nguyen, T. P., Lu, N. T. A., Dang, A. N., & Nguyen, H. (2022). Effect of agricultural land-use patternson soil organic carbon stock in the upper Vietnamese Mekong Delta. Polish Journal of Environmental Studies, 31(6), 5793–5804. DOI: 10.15244/pjoes/152029.
Nguyễn, T. H. L., Nguyễn, T. P., Lư, N. T. A., Nguyễn, T. H. N., & Huỳnh, T. T. T. (2021). Giáo trình Quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và không khí. Nhà xuất bản Giáo dục.
Nguyễn, T. P., Lư, N. T. A., & Nguyễn, T. H. L. (2021). Ảnh hưởng của hệ thống đê bao đến một số tính chất đất trồng lúa và màu tại tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 10(131), 106–112.
Nguyễn, T. P. Đ., Lê, V. K., & Võ, Q. M. (2017). Đánh giá tiềm năng suy giảm độ phì nhiêu đất tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề: Môi trường và biến đổi khí hậu, 11-17. DOI: 10.22144/ctu.jsi.2017.048.
Nguyễn, V. D., Trần, Đ. V., & Nguyễn, T. L. (2010). Ảnh hưởng của canh tác nương rẫy đến khả năng phục hồi dinh dưỡng đất trong giai đoạn bỏ hóa ở tỉnh Hòa Bình. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Nông nghiệp I, 1–7.
Tiarks, A., & Ranger, J. (2008). Soil properties in tropical plantation forests: Evaluation and effects of site management: a summary. Site management and productivity in tropical plantation forests. Edited by EKS Nambiar. Centre for International Forestry Research, Jayakarta, Indonesia, 191–204.
Welemariam, M., Wako, D., & Kitila, G. (2021). Effect of land use change on soil carbon stock and selected soil properties in Gobu Sayyo, Western Ethiopia. Environmental Science. DOI:10.21203/RS.3.RS-586121/V1.
Yilmaz, N. D., Sulak, M., Yilmaz, K., & Khan, G. M. (2017). Effect of chemical treatments on physico-chemical properties of fibres from banana fruit and bunch stems. Indian Journal of Fibre & Textile Research, 42(1), 111–117.
Yimer, F., Ledin, S., & Abdelkadir, A. (2007). Changes in soil organic carbon and total nitrogen contents in three adjacent land use types in the Bale Mountains, south-eastern highlands of Ethiopia. Forest Ecology and Management, 242(2–3), 337–342.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Nguyễn Thị Diễm Trinh, Lê Thị Thùy Dung, Nguyễn Thị Phương, Nghiên cứu xử lý bã cà phê làm giá thể trồng rau muống (Ipomoea aquatic) theo phương pháp thủy canh , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 9 Số 3 (2020): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Việt)
- Nguyễn Thị Phương, Phạm Văn Hiệp, Ủ phân hữu cơ từ phân bò phối trộn với phân xanh và đánh giá hiệu quả trên năng suất mầm rau muống (Ipomoea aquatica) , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 10 Số 3 (2021): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Việt)
- Nguyen Thi Phuong, Tree age affects soil physico-chemical properties of mango orchard in Dong Thap province , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 5 (2023): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Anh)
- Huỳnh Mộng Tuyền, Nguyễn Thị Phượng, Phương pháp thu thập và xử lý thông tin học tập của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Đồng Tháp , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 12 (2015): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Nguyen Thi Phuong, Growth and quality characteristics of spinach (Spinacia oleraceae L.) in various substrate cultures , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 10 Số 5 (2021): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Anh)
- Nguyen Thi Phuong, Efficiency of using organic fertilizer from seafood sludge as substrate and hydroponic solution on leafy vegetable yield , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 9 Số 5 (2020): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Anh)