Tư tưởng thiền học trong Thiền tịch phú của Thiền sư Chân Nguyên

Hồ Thị Ngọc Nho1,
1 Phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thiền sư Chân Nguyên là vị cao tăng có nhiều đóng góp trong công cuộc phục hưng dòng thiền Trúc Lâm ở thế kỷ XVII. Ông còn là tác gia tiêu biểu của nền văn học Phật giáo Việt Nam nói chung và thiền học nói riêng. Ngoài “Thiền tông bản hạnh” và “Ngộ đạo nhân duyên”, “Thiền tịch phú” là tác phẩm thể hiện rõ tư tưởng thiền học của Chân Nguyên. Bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu “Thiền tịch phú” trên các phương diện: (1) Tinh thần “Phật tại tâm”; (2) Tinh thần vui đạo, tùy duyên bất biến; (3) Tinh thần nhập thế cứu đời; (4) Một số nét đặc sắc về nghệ thuật. Nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích-tổng hợp và phương pháp liên ngành để làm sáng tỏ giá trị của Thiền tịch phú trong sự phát triển của văn học Phật giáo đương thời. Đồng thời, hướng khảo sát tác phẩm sẽ mang lại cho độc giả cái nhìn đa chiều về thiền học - vốn được xem là trái tim của Phật giáo mà thiền nhân trao gửi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Châu, T. M. (2014). Kinh pháp cú. Hà Nội: NXB Hồng Đức.
Doãn, C., & Nguyễn, N. P. (09/2010). Tư tưởng triết học của Chân Nguyên thiền sư. Đại học Thái Nguyên trung tâm số. Truy cập từ: http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/chi-tiet/tu-tuong-triet-hoc-cua-chan-nguyen-thien-su-27718.html.
Đạt, T. P., Tuệ, T. H., & Quế, T. N. T. (2022). Thiền học Việt Nam. Hà Nội: NXB Phụ nữ Việt Nam.
Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tinh túy bát nhã tâm kinh. Hoavouu. Truy cập từ: https://hoavouu.com/images/file/pFHqKWAx0QgQAMsc/hn-tinh-tuy-bat-nha-tam-kinh.pdf.
Đinh, T. P. (26/04/2023). Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng và sự dung hợp tư tưởng thiền phái Trúc Lâm và Lâm Tế. Tạp chí nghiên cứu Phật học. Truy cập từ: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/thien-su-chan-nguyen-tue-dang-va-su-dung-hop-tu-tuong-thien-phai-truc-lam-va-lam-te.html.
Hạnh, T. N. (2020). Trái tim của Trúc Lâm Đại sĩ. Hà Nội: NXB Hồng Đức.
Khiêm, D. (03/01/2024). Về thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng và vấn đề các bản phiên âm Thiền Tịch Phú hiện nay. Tạp chí văn hóa Phật giáo. Truy cập từ: https://tapchivanhoaphatgiao.com/luu-tru/22885.
Lê, B. H., Trần, Đ. S., & Nguyễn, K. P. (Đồng chủ biên). (2010). Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Liên, T. N. K. (03/03/2021). Tư tưởng thiền học của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng trong tác phẩm Thiền tịch phú. Giác ngộ. Truy cập từ: https://giacngo.vn/tu-tuong-thien-hoc-cua-thien-su-chan-nguyen-tue-dang-trong-tac-pham-thien-tich-phu-post54771.html.
Mỹ, T. N. N. (03/08/2023). Tư tưởng thiền học chủ yếu của các Thiền sư Phật giáo thời Hậu Lê (thế kỷ XVI-XVII). Tạp chí văn hóa Phật giáo. Truy cập từ: https://tapchivanhoaphatgiao.com/luu-tru/21855#:~:text=Thi%E1%BB%81n%20t%C3%B4ng%20Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%20v%E1%BB%91n,%E2%80%9Cgi%C3%A1o%20ngo%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%87t%20truy%E1%BB%81n%E2%80%9D.
Nguyên, C. (21/01/1936). Thiền tịch phú. Đuốc Tuệ, 7,13-16.
Nguyễn, K. C. (2020). Văn học cổ Việt Nam và Trung Hoa - những hướng tiếp cận. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn, L. (2011). Việt Nam Phật giáo sử luận. Hà Nội: NXB Văn học.
Từ, T. T. (2017). Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ XX. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.